4. Thiết lập, quản lý dự án CDM lâm nghiệp
4.3. Tác động, hiệu quả và chi phí của dự án LULUCF trong lâm nghiệp
Trong thị trường cácbon toàn cầu, các dự án trồng rừng và tái trồng rừng có triển vọng thu hút được các nhà đầu tư, do đó có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ tín dụng cácbon (Frumhoff et al., 1998). Tác động tiềm năng của các dự án trồng rừng và tái trồng rừng trong lâm nghiệp khác nhau rất nhiều giữa các địa phương, qui mô, loài cây được trồng, và mức độ
quản lý. Rừng trồng được quản lý tốt có khả năng duy trì và cải thiện tính chất của đất, đặc biệt khi cành, thảm tươi và rác hữu cơ không bị cắt dọn để làm chất đốt và các sản phẩm gỗ khác (Chomitz and Kumari, 1998). Tác động của rừng đối với nguồn nước rất to lớn. Rừng trồng còn làm giảm áp lực về nhu cầu gỗ nguyên liệu từ rừng tự nhiên ở các vùng nhiệt đới ẩm. Rừng trồng cũng cung cấp chất đốt thay thế gỗ được lấy từ các lâm phần rừng tự nhiên, đặc biệt là ở vùng khô hạn. Vì vậy, nó giúp làm giảm quá trình sa mạc hóa ở những vùng này (IPCC, 2000).
Tuy nhiên, rừng trồng cũng có những tác động tiêu cực, chẳng hạn như làm giảm mức độđa dạng sinh học nếu thay thế thảm cỏ hoặc lâm phần gỗ tự nhiên bằng rừng trồng thuần loại các cây nhập nội, hoặc trồng các loài cây này trên những lập địa có khả năng trồng bằng các loài cây bản địa. Nhiều hệ sinh thái đồng cỏ rất giàu có về tổ thành loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu. Một ví dụđiển hình là ở Mpumalanga ở Nam Phi, việc mở rộng diện tích rừng trồng các loài cây gỗ thương mại (Eucalyptus spp. and Pinus spp.) đã dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của một số loài chim đặc hữu đang bị đe dọa tuyệt chủng ở vùng đồng cỏ bản địa bị thay thế.
Ngược lại, rừng trồng tạm thời của các loài nhập nội và bản địa có thểđược thiết kế theo cách mà có thể vừa đạt được lợi ích kinh tế vừa tăng cường đa dạng sinh học bằng cách phục hồi rừng tự nhiên bằng trồng bổ sung (Keenan et al., 1997; Lugo, 1997; Parrotta et al., 1997a,b) (IPCC, 2000). Các rừng trồng sản xuất có cũng có thể tăng được độđa dạng sinh học bằng cách kéo dài thêm chu kỳ kinh doanh, giảm thiểu việc cắt dọn thảm tươi dưới tán rừng, sử dụng các loài cây bản địa và giảm thiểu sử dụng phân, thuốc hóa học (vd. Allen et al., 1995a,b; Da Silva et al., 1995) (IPCC, 2000).
Trồng rừng và tái trồng rừng cũng có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực cho cộng đồng địa phương. Nếu dự án trồng rừng được chuyển đổi từ đất mà cộng đồng đã có những ưu tiên khác, như sản xuất nông nghiệp, và nếu cộng đồng không thể tham gia đầy đủ vào toàn bộ quá trình thiết kế và thực hiện dự án, dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực tới cộng đồng (Cullet and Kameri-Mbote, 1998). Ở những vùng đô thị, các dự án trồng rừng và tái trồng rừng còn có giá trị lớn đối với kinh tế - xã hội địa phương do chức năng cải thiện môi trường, đặc biệt là môi trường không khí đem lại (McPherson, 1994).
Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng, hỗ trợ tài chính từ các nước phát triển cho các dự án hấp thụ cácbon ở các nước đang phát triển, có thể thúc đẩy quá trình phá rừng (German Advisory Council on Global Change, 1998) (IPCC, 2000).
Ở giai đoạn hiện nay, các giá trị có thể xác định được bằng tiền của một dự án CDM trong lâm nghiệp thực tế chỉ có hai loại chính:
Giá trị về gỗ thương mại của rừng trồng;
Tiền chi trả cho hiệu quả hấp thụ cácbon và các khí nhà kính khác của rừng.
Đểđánh giá được hiệu quả kinh tế của dự án, có thể sử dụng phương pháp được trình bày ở mục 3.3.