CÁC ĐỊNH HƯỚNG CÓ TÍNH CHẤT NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế (Trang 67 - 69)

- Xây dựng bổ sung một số chuẩn mực kế toán phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Có thể lên các dự án ngắn hạn. Và để thực hiện được điều này các chuyên gia kế toán hàng đầu của Việt Nam từ Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước, hội nghề nghiệp, ủy ban chứng khoán, các công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán, các trường đại học…cần phải hợp tác về mặt chuyên môn để có thể xây dựng các chuẩn mực kế toán chất lượng cao phù hợp với sự phát triển của thị trường cũng như đáp ứng được thông lệ quốc tế;

- Kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc kế toán được phản ánh trong IFRSs – được đánh giá là quen thuộc với các nhà đầu tư toàn cầu trong việc xây dựng từng chuẩn mực;

- Tiếp tục ban hành các chuẩn mực nhất quán với IFRSs nhưng có một số loại trừ để phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam. Cụ thể:

Thị trường tài chính Việt Nam hình thành và phát triển từ những năm 1990. Hiện nay thị trường này đang có nhiều chuyển biến và phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp. Thế nhưng các chuẩn mực hỗ trợ cho việc ghi nhận cho một số loại hình công cụ tài chính vẫn thiếu vắng. Đây là một minh chứng cho việc ban hành chuẩn mực kế toán hiện nay ở Việt Nam chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn.

Vì vậy, định hướng trong giai đoạn trước mắt đó là việc cần thiết ban hành các chuẩn mực còn thiếu so với nhu cầu thực tế sao cho tiệm cận được với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo thông tin trên báo cáo tài chính trung thực, khách quan, đáng tin cậy và có thể so sánh;

- Nỗ lực hợp tác quốc tế, cụ thể như:

 Trong việc trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới; kết hợp chặt chẽ với IASCF; tăng cường hợp tác với IASCF và IASB;

 Trong quá trình ban hành các chuẩn mực tiếp theo sử dụng IFRSs như một hệ quy chiếu cho chuẩn mực quốc gia - ban hành chuẩn mực dựa trên IFRSs;

 Cần có một tổ chức tư vấn am hiểu chuẩn mực quốc tế cũng như đặc điểm môi trường đặc thù làm tư vấn cho Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam;

 Ngoài ra nỗ lực hợp tác với các tổ chức ban hành chuẩn mực của các quốc gia tiên tiến khác, các quốc gia xác định rõ mục tiêu hội tụ với IFRSs để nhận chuyển giao kỹ thuật cũng như các bài học kinh nghiệm từ họ (Trung Quốc, Malaysia là hai ví dụ cho Việt Nam). - Xây dựng một Ban Tình huống gồm đại diện các tổ chức: Bộ tài chính,

Ủy ban chứng khoán nhà nước, Hội nghề nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty kế toán kiểm toán, ngân hàng, các

trường đại học…tích cực hợp tác về mặt chuyên môn bằng cách tổ chức một diễn đàn trao đổi cho ban tình huống;

- Thực hiện điều chỉnh giáo dục và đào tạo IFRSs cho các chuyên gia kế toán hiện tại và tương lai – có được chứng nhận về việc đào tạo chuyên gia kế toán về IFRSs. Động thái này nhằm tạo lập nguồn nhân lực có thể hiểu và vận dụng đúng IFRSs.

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)