2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuấ t kinh doanh
nông nghiệp trong khu vực điều tra:
Để xem xét ảnh hưởng của các yếu tốđặc trưng cho kinh tế trang trại ta có thể mô hình hoá mối quan hệ đó bằng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là lợi nhuận và 7 biến độc lập (Phân loại hộ / trang trại, Giới tính, Qui mô đàn gia súc, Diện tích đấrt nông nghiệp, Tổng vốn đầu tư cốđịnh, Kiến thức nông nghiệp, loại hình sản xuất).
* Phương pháp: ứng dụng phần mềm SPSS 16 để ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp nhập biến Stepwise.
Kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng với 170 mẫu quan sát, biến phụ thuộc là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp năm 2007 của các trang trại/hộ chăn nuôi ở Bến Tre như sau:
Bảng 2.9 : Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc LnY ( thu nhập) Biến độc lập (X i-n) Hệ số hồi qui hiệu chỉnh Thống kê t Mức ý nghĩa Sig. Độ chấp nhận VIF Hằng số 3,016 21.454 0.000 X1 (Phân loại hộ / trang trại) -0,097 -2,692 0,008 0,770 1,299 X2 (Giới tính) 0,611 0,542
X3 (ln qui mô đàn gia súc) 0,685 14,766 0,000 0,462 2,167
X4 (ln diện tích đất nông nghiệp) -1,609 0,110 X5 (ln tổng vốn đầu tư cốđịnh) 0,298 7,119 0,000 0,567 1,763 X6 (ln kiến thức nông nghiệp) 0,093 2,829 0,005 X7: (loại hình sản xuất – chăn nuôi/kinh doanh tổng hợp) 0,073 2,236 0,027 0,932 1,073 R2 hiệu chỉnh = 0,832
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 2 năm 2008 bằng phần mềm SPSS 16
Như vậy, mô hình kinh tế với biến phụ thuộc là thu nhập từ hoạt động chăn nuôi - sản xuất kinh doanh nông nghiệp là:
LnY = 3,016 – 0,097 X1+ 0, 685 X3 + 0, 298 X5 + 0, 093 X6 + 0, 073X7
Hay:
Y (thu nhập) = 20,41.X1-0,097.X30,685 .X50, 298.X60, 093.X70, 073
Với giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,529 mô hình cho biết có 83,20% thay đổi doanh thu từ hoạt động chăn nuôi - sản xuất kinh doanh nông nghiệp được giải thích bởi qui
mô đàn gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất của hộ/trang trại ; 16,80% được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào mô hình.
Với mức ý nghĩa của kiểm định t của 4 biến độc lập khá nhỏ (Sig từ 0,000 – 0,027) cho thấy thu nhập của chủ hộ/trang trại phụ thuộc khá chặt chẽ vào qui mô đàn gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất của hộ/trang trại.
Độ chấp nhận của các biến khá cao (từ 0,462 – 0,932), hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến <10 (nằm trong khoảng 1,073 - 2,167) nên có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Xét tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc ta có:
-Về phân loại hộ / trang trại: với giả định các yếu tố khác không đổi nếu hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là trang trại thì thu nhập giảm so với nông hộ là 9,24%.
-Về qui mô đàn: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi qui mô đàn tăng 1% thu nhập sẽ tăng thêm 0,685%.
-Về vốn đầu tư tài sản cốđịnh: thu nhập sẽ tăng thêm 0,298% khi vốn đầu tư tài sản cốđịnh tăng 1% với giảđịnh các yếu tố khác không đổi.
-Về kiến thức nông nghiệp: với giả định các yếu tố khác không đổi thu nhập sẽ
tăng thêm 0,093% khi kiến thức nông nghiệp tăng 1 đơn vị.
-Về loại hình sản xuất: với giảđịnh các yếu tố khác không đổi nếu trang trại/hộ đang sản xuất kinh doanh tổng hợp thì thu nhập cao hơn so với trang trại/hộ chăn nuôi 7,57%.
Nhận xét chung:
Dựa trên số liệu điều tra thực tế, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để
nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập trang trại/hộ chăn nuôi với các nhân tố ảnh hưởng đã cho thấy một số vấn đề như sau:
- Trong 7 biến đưa vào mô hình có 4 biến độc lập (qui mô đàn gia súc, tổng vốn
đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp, loại hình sản xuất) là phù hợp với kỳ vọng giả định của mô hình lý thuyết, phù hợp với các lý thuyết kinh tế phát triển và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới. Các biến độc lập này có ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại/hộ chăn nuôi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này không giống nhau. Yếu tố qui mô đàn, là điều kiện để hình thành trang trại chăn nuôi, có tác động mạnh nhất. Yếu tố quan trọng thứ hai là vốn đầu tư tài sản cốđịnh. Trang trại kinh doanh tổng hợp cho kết quả sản xuất tốt hơn trang trại chăn nuôi thuần, điều này cho thấy trong bối cảnh suy giảm của ngành hàng chăn nuôi, các trang trại chuyên môn hóa cao sẽ gặp rủi ro nhiều hơn so với các trang trại tổng hợp (nhờ nhiều ngành hàng nên chia xẻđược rủi ro nhiều hơn).
- Mô hình cho thấy thu nhập của trang trại/hộ chăn nuôi gần như không có quan hệ gì với tỉ lệ tăng qui mô diện tích đất đai và giới tính. Sở dĩ như vậy là do hình thức trang trại/hộ được lựa chọn điều tra là trang trại/hộ chăn nuôi – thu nhập chủ yếu có
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi do vậy thu nhập không phụ thuộc nhiều vào qui mô diện tích đất nông nghiệp. Trong hoạt động sản xuất chăn nuôi, kể cả
chăn nuôi gia đình và trang trại, phụ nữ thường đóng vai trò chính trong việc chăm sóc – nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm. Theo số liệu thống kê thu thập được từ hoạt động khuyến nông tỉnh Bến Tre các năm qua cho thấy tỉ lệ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi khá cao so với các lớp tập huấn trồng trọt, cơ khí nông nghiệp…(42,6% so với 18,25%). Cá biệt có những lớp do Hội liên hiệp phụ nữ liên kết với Trung tâm Khuyến nông tổ chức, số phụ nữ tham gia lên đến trên 90%. Do vậy đối với nông hộ/trang trại chăn nuôi yếu tố giới tính của chủ trang trại là nam không có tác
động lớn đến sự biến động về thu nhập của hộ/trang trại.
- Một vấn đề quan trọng cần lưu ý của kết quả hồi qui là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp lại có tương quan nghịch với thu nhập. Như vậy trên thực tế kinh tế trang trại trong phạm vi ngành chăn nuôi ở Bến Tre chưa có sự tiến
bộ so với kinh tế nông hộ. Điều này có thể giải thích như sau:
* Kinh tế trang trại chăn nuôi ở Bến Tre chỉ đang ở thời kỳ tích nguồn lực sản xuất theo kiểu cộng gộp đơn giản, chưa có sựđầu tư thay đổi công nghệ sản xuất nên chưa tạo ra được sự thay đổi về hiệu quả sản xuất cũng như tạo ra được tính kinh tế
nhờ quy mô (econonmy of scale) như lý thuyết đã chỉ ra: Trang trại - đặc biệt là trang trại chăn nuôi - ở Bến Tre mới được hình thành, theo số liệu của Tổng cục Thống kê từ
cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản ngày 01 tháng 10 năm 2001 toàn tỉnh có 637 trang trại trong đó chỉ có 8 trang trại chăn nuôi, đến năm 2007 con số
này lên đến 463 trang trại. Các trang trại này phát triển từ kinh tế nông hộ với phương thức chăn nuôi tập trung bán thâm canh nên chưa có cơ sở vật chất, chuồng trại, máy móc hiện đại...
* Do tổ chức sản xuất vẫn còn manh mún, rời rạc, chưa liên kết chặt chẽ với thị
trường nên trang trại chưa tận dụng được lợi thế sản xuất với quy mô sản phẩm lớn: tất cả các hộ/trang trại được phỏng vấn đều bán heo cho thương lái. Tỉnh không có cơ sở
chế biến sản phẩm chăn nuôi, khu công nghiệp của tỉnh chưa phát triển, không có trang trại nào ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, siêu thị…
* Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, hoặc gặp các vấn đề khó khăn của thị trường, dịch bệnh (điều này xảy ra trên thực tế từ năm 2005 đến nay, do bệnh lở mồm long móng, tai xanh, v.v.), trang trại sẽ thua lỗ nhiều hơn là nông hộ vì chi phí vốn cốđịnh cao hơn: Năm 2007 là năm đầu tiên sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới WTO, khó khăn – thách thức đối với nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng là không thể tránh khỏi. Trong năm 2007, ngoài việc đối đầu với dịch bệnh xảy ra liên tục (dịch lở mồm long móng, heo tai xanh…), giá cả không ổn định (giá con giống cao trong khi giá heo hơi thấp do ảnh hưởng bệnh heo không xuất chuồng được, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao…) người chăn nuôi còn phải cạnh tranh không cân sức với sản phẩm gia súc – gia cầm nhập ồ ạt từ nước ngoài. Nguyên nhân là do Bộ Tài
chính đã giảm thuế nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm sớm hơn 4 năm – 6 năm so với lộ
trình đã cam kết với Thương mại thế giới WTO.
Hộp 1- Ngành chăn nuôi kêu cứu
“Trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO: không đếm hết những hội nghị cấp trung ương, cấp địa phương mổ xẻ nguy cơ các ngành “hot” như ngân hàng, tài chính, bán lẻ… sẽ bị nước ngoài thôn tính. Không có hội nghị nào nói về khả năng mất thị phần thịt vào tay nông dân ngoại. 2 năm sau khi vào WTO, các ngành “hot” trên vẫn thuộc top “thu nhập cao”, nhà nhà vẫn đổ tiền đầu tư bất chấp nỗi lo sợ “họ nuốt chửng ta đến nơi rồi”. Chỉ có ngành chăn nuôi đang “chết” từng ngày vì khó cạnh tranh với thịt ngoại, riêng thị phần gà đã bị thịt ngoại “ngoạm” đến 30%, sản lượng nhập thịt lợn cũng tăng tới 20 lần... Người chăn nuôi đang quay lưng lại với nghề dù nhu cầu tiêu thụ thịt của 86.25 triệu người mỗi ngày càng một “nở” thêm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6 tháng đầu năm, sản lượng thịt trong nước chỉ tăng 0.03% - gần như bằng 0. Ước tính cả năm 2008 sẽ phải nhập 200.000 tấn thịt mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chuyện gì đang xảy ra ở đất nước có tới 60 triệu dân làm nông nghiệp?”
Theo Báo điện tử của Báo Kinh tế Nông thôn
* Tiêu chí phân loại trang trại và nông hộđã lạc hậu, không phù hợp cho các số
liệu kinh tế năm 2007-2008: Số liệu nghiên cứu cho thấy các nông hộ đôi khi có qui mô sản xuất lớn tương đương với trang trại (theo kết quả thống kê mô tả về doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của nông hộ và trang trại). Điều này cho thấy các tiêu chí của trang trại không còn phù hợp nữa.
Việc mô hình hóa các yếu tố tác động giúp ta đo lường được mức độ tác động của chúng lên lợi nhuận – thu nhập lao động gia đình, từ đó có thể hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn để phát triển qui mô đàn gia súc, đầu tư xây dựng tài sản cốđịnh. Bên cạnh đó cần phải có chính sách, biện pháp để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề của chủ trang trại; tăng cường sự liên kết trong sản xuất – kinh doanh.
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP
3.1.Cơ sở của việc xây dựng giải pháp
3.1.1.Tính tất yếu của việc phát triển mô hình kinh tế trang trại
- Cơ sở lý thuyết và thực tếđã chứng minh kinh tế trang trại, đặc biệt là kinh tế
trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và xu thế phát triển nông nghiệp mà thế
giới đã và đang trải qua. Nông nghiệp Việt Nam phát triển phải tuân theo quy luật phát triển của nông nghiệp thế giới là điều tất yếu.
- Kinh tế trang trại hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Kinh tế trang trại phát triển gắn liền với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai; lao động; tư liệu sản xuất – vốn, khoa học, kỹ thuật , công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Hay nói một cách khác kinh tế trang trại thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, là chìa khóa để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Sau khi gia nhập WTO và thực hiện những cam kết trong nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nếu vẫn còn duy trì sự phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ. Những khó khăn, thách thức đó là:
* Không đủ sức cạnh tranh với nông sản các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới: do quy mô sản xuất nhỏ không khác thác được hiệu quả sản xuất theo quy mô, khó ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp.
* Khó tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới: do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán nên việc áp dụng quy trình kỹ thuật không đồng bộ và không đồng nhất giữa các cơ
sở sản xuất nên không tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ
thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm…
Như vậy, để nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông dân sau khi hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu phải đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại.