Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 87)

Một là, kết hợp đồng thời giữa nguyên liệu gỗ với nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như: Vải bọc nệm, mây, tre, nhôm, inox… trên cùng một sản phẩm, để

vừa tiết kiệm được nguyên liệu gỗ, vừa làm tăng được giá trị sản phẩm khi xuất khẩu.

Hai là, các doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì với các đầu mối cung ứng gỗ từ các nước như: Campuchia, Malaysia, Hoa Kỳ…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp vốn lại để tạo nên sức mạnh về tài chính, cùng lên kế

hoạch nhập khẩu nguyên liệu ổn định, dài hạn và tiếp tục mở rộng ra các thị trường gỗ nguyên liệu dồi dào như: Canada, Châu Phi, Nga …, nguyên liệu gỗ sau khi được nhập về sẽ phân chia theo tỷ lệ vốn góp, từđó mỗi doanh nghiệp sẽ chủđộng hơn về

nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tránh được tình trạng tranh giành nhau mua, đồng thời hạn chế được tình trạng mua gỗ lậu, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.

Ba là, các doanh nghiệp cùng liên kết đầu tư nhà máy chế biến gỗ cùng hệ

thống nhà xưởng và dây chuyền sơ chế gỗ tại nước bạn hàng thường xuyên như: Campuchia, Malaysia, Myanma…, các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào như: Canada, Nam Phi, Nga … từđó giúp tiết kiệm được chi phí khi nhập nguyên liệu, làm giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm khi xuất sang Nhật.

Bốn là, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đầu tư trồng rừng trong vùng có nhà máy chế biến, đồng thời ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn có giá trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)