Những đề xuất đối với NHTMCP

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)

Để đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng nói riêng và toàn hệ

thống nói chung, các ngân hàng trong nước cần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chia sẻ về kinh nghiệm cũng như mô hình quản lý TSN - TSC. Nếu một ngân hàng không thực hiện tốt công tác quản trị TSN – TSC sẽ dễ

dàng gây ra cuộc đua lãi suất, hậu quả của nó có thể làm sói mòn niềm tin của người dân đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến việc huy

động vốn của các ngân hàng khác trong hệ thống.

Ngoài ra, các NHTMCP cần tìm kiếm 1 phần mềm quản trị rủi ro thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể bao quát và giảm thiểu rủi ro nhằm đề ra phương án kinh doanh hiệu quả.

Đối với các Ngân hàng chưa đủ điều kiện về tài chính hay quy mô hoạt

động chưa cần phải mua phần mềm quản trị TSN – TSC, có thể xây dựng mô hình quản lý riêng cho tùy từng đặc điểm ngân hàng.

3.4.3 Mô hình tham khảo:

3.4.3.1 Cơ cấu của Hội đồng Quản trị TSN – TSC

Hội đồng Quản trị TSN – TSC gồm 3 bộ phận: Ban quản trị TSN – TSC:

Gồm các thành phần: Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, thêm 1 hoặc 2 thành viên của Ban Giám đốc; Trưởng bộ phận Ngân quỹ; Trưởng bộ

Ban quản trị TSN – TSC có trách nhiệm: Quyết định về chiến lược rủi ro; Đặt ra các hạn mức cho tất các các vị thế rủi ro và các công cụ tài chính; Kiểm tra chiến lược quản lý rủi ro trong các cuộc họp hàng tháng; Không thực hiện hoạt động kinh doanh. Cụ thể: Theo dõi tính thanh khoản; vốn chủ

sở hữu; rủi ro thị trường; rủi ro tín dụng; rủi ro vận hành. Bộ phận Ngân quỹ:

Bộ phận Ngân quỹ thực hiện chiến lược quản lý rủi ro do Ban quản trị

TSN – TSC đề ra, cụ thể: giao dịch mua – bán; rủi ro lãi suất; tính thanh khoản; giữ quỹ và tạo vốn. Sau đó báo cáo với ban quản trị TSN – TSC về

các giao dịch, vị thế rủi ro, tình hình thị trường.

Kiểm soát rủi ro: hoàn toàn độc lập với các đơn vị chịu rủi ro.

Bộ phận kiểm soát rủi ro có trách nhiệm theo dõi các giới hạn và vị

thế rủi ro; tình hình sử dụng các công cụ; tình hình lời lỗ. Báo cáo cho Giám

đốc điều hành, giám đốc tài chính, ban quản trị TSN – TSC , Ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)