Quản lý khai thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan TP Hồ chí Minh (Trang 52 - 55)

II/ Thực trạng công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan TP.HCM

2.1.Quản lý khai thuế

1. Giới thiệu về Cục Hải quan TP.HCM

2.1.Quản lý khai thuế

Theo qui trình, cán bộ đăng ký tờ khai của các Chi cục căn cứ vào các tiêu chí như quá trình chấp hành pháp luật Hải quan của DN, tình hình nợ thuế của DN

để tiếp nhận hồ sơ khai thuế của DN và phân hồ sơ vào các luồng xanh, vàng, đỏ. Hồ sơ khai thuế của DN tiếp tục được luân chuyển đến bộ phận giá thuế. Tại

đây cán bộ phụ trách giá thuế tại chi cục căn cứ vào số thuế tự khai báo của DN trên tờ khai HQ, kiểm tra tính chính xác của việc khai báo, đưa ra quyết định ấn định thuế (nếu có) sau đó lập “chứng từ ghi số thuế phải thu” và nhập số thuế phải thu vào chương trình quản lý thuế để cán bộ kế toán thuế theo dõi nợ thuế của Doanh nghiệp.

Hồ sơ sẽ được thông quan ngay sau bước kiểm tra thuế nếu cán bộ kiểm tra thuế xét thấy DN khai báo đầy đủ, chính xác số thuế phải nộp và hồ sơ này theo các tiêu chí đã qui định được xếp vào luồng vàng.

Hồ sơ sẽđược tiếp tục luân chuyển đến khâu kiểm tra thực tế hàng hóa nếu là hồ sơđược xếp vào luồng đỏ. Tại đây, cán bộ kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ căn cứ

thực tế hàng hóa để xác định số thuế phải nộp. Nếu thực tế hàng hóa khác biệt so với khai báo của Doanh nghiệp thì sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm và chuyển hồ

sơ lại cho bộ phận tính thuế để xác định lại số thuế phải nộp sau đó mới thông quan hàng hóa.

Quản lý khai thuế là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý thuế nên Cục Hải quan TP.HCM đã chủđộng đề ra nhiều biện pháp quản lý:

- Những năm trước khi Luật Hải quan ra đời, khâu tiếp nhận khai báo về thuế

phải tiến hành thủ công nhưng nhằm tạo điều kiện cho thuận lợi cho Doanh nghiệp

đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng nên Hải quan TP.HCM đã xây dựng được chương trình khai Hải quan bằng máy vi tính. Hồ sơ khai báo của Doanh nghiệp sẽđược nhập máy vào chương trình đăng ký tờ khai; chương trình sẽ cấp số

tựđộng cho hồ sơđó, số hồ sơ này cũng là cơ sởđể Hải quan tiếp tục theo dõi quá trình chấp hành thuế của DN. Đây là một bước đột phá trong khâu thủ tục khai báo, tạo sựđồng thuận rất lớn trong cộng đồng DN, đồng thời giúp HQ quản lý chặt chẻ, tránh được sự nhầm lẫn và sai sót trong quá trình theo dõi quản lý thuế.

- Là một đơn vị có lưu lượng hàng hóa lớn nhất nước, nhằm giảm bớt áp lực cho cán bộ công chức Hải quan và tạo thuận lợi cho DN nên Cục Hải quan TP.HCM đã chủđộng triển khai khai báo HQ từ xa tại Cục HQ.TP HCM (3/11 đơn vị triển khai thành công).

- Tăng cường công tác tập huấn cho các cán bộ công chức công tác tại bộ

phận tham vấn giá của các Chi cục các kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ. Lựa chọn các cán bộ công chức có năng lực trình độđể bố trí làm công tác thuế giá, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gian lận qua thuế giá, đồng thời hướng dẫn DN khai báo Doanh nghiệp giá tính thuếđúng qui định.

- Công khai các văn bản liên quan đến lĩnh vực khai thuế để DN nắm vững nghiệp vụ.

- Đã xây dựng nhiều chuyên đề như chuyên đề “ Chống gian lận thương mại qua giá”, thành lập hội đồng tư vấn về “ Phân loại hàng hóa “ và ban hành Quy chế

hoạt động của Hội đồng tư vấn tại Cục Hải quan TP.HCM.

- Xây dựng và đưa vào áp dụng thành công chương trình hỗ trợ kiểm tra hồ

sơ và tính thuế.

- Tập huấn và phổ biến triển khai thực hiện Luật thuế XNK, Luật Quản lý Thuế và các văn bản mới cho cán bộ công chức trong Cục HQ TP.HCM và DN.

- Thực hiện hướng dẫn DN áp dụng đúng các mức thuế suất của các nước Việt Nam tham gia ký kết công ước quốc tế, mức thuế suất này thường xuyên thay

đổi nên tại mỗi Chi cục Hải quan TP.HCM đều có bộ phận hướng dẫn khai báo thuế

cho Doanh nghiệp.

- Cập nhật thường xuyên, quán triệt đến từng cán bộ công chức việc thay đổi về thuế suất của từng nhóm mặt hàng để mỗi cán bộ công chức nắm vững và áp dụng trong công việc hàng ngày nhằm thu đúng, thu đủ thuế đồng thời góp phần thực hiện đúng cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong lĩnh vực thuế.

2.2. Quản lý nộp thuế:

2.2.1. Quản lý nộp thuế:

- Cán bộ kế toán thuế căn cứ vào chứng từ ghi số thuế phải thu và các Quyết

định ấn định thuế ( nếu có), số thuế DN còn nợ trên mạng theo dõi nợđể tiến hành theo dõi thu thuế, quản lý nợ thuế và thanh khoản thuế cho Doanh nghiệp.

Sau khi DN nộp thuế tại Kho bạc nhà nước, công chức Hải quan tiến hành nhập máy để xóa nợ cho DN, tính tiền phạt chậm nộp thuế do DN nộp chậm so với ngày ân hạn thuế. Khâu thủ tục này quản lý đến từng sắc thuế như thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB…. Ngoài việc nhập máy để xóa nợ cho Doanh nghiệp công chức Hải quan còn phải hướng dẫn Doanh nghiệp nộp thuế đúng theo Chương, Khoản, Mục theo mục lục của Ngân sách nhà nước hiện hành. Tại mỗi Chi cục đều niêm yết các thông báo mới nhất về tình hình thu nộp, các văn bản liên quan đến

việc thu nộp Ngân sách nhà nước. Hàng năm, Cục Hải quan TP.HCM đều lập danh sách đề nghị Tổng Cục Hải quan, Bộ tài chính khen thưởng các Doanh nghiệp có thành tích trong việc nộp thuế và tiến hành cấp thẻưu tiên cho các DN này khi làm thủ tục tại Cục HQ TP.HCM. Ngay từ đầu năm Cục HQ TP.HCM đã phân bổ chỉ

tiêu thu cho các Chi cục trực thuộc Cục HQ.TP HCM để thi đua phấn đấu thu vượt chỉ tiêu. Cục Hải quan TP.HCM cũng đã xây dựng bảng chỉ tiêu chất lượng theo ISO 9001:2000 trong đó mục tiêu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu thuế được đặt lên hàng đầu.

- Thường xuyên tổ chức triển khai đến tận cán bộ công chức để thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, các qui trình thủ tục thực hiện công tác thu nộp ngân sách hiện hành.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan TP Hồ chí Minh (Trang 52 - 55)