Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên và kết quả tầy giun bằng thuốc albendazol (Trang 47)

Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tỷ lệ nhiễm giun Nhiễm giun Hố xí Không p n % n % Không hợp vệ sinh 37 75,5 12 24,4 < 0,05 Hợp vệ sinh 142 56,3 110 43,6

Nhận xét:

75,5% trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh bị nhiễm giun cao hơn trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh (56,3%). Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.17. Liên quan giữa rửa tay trước ăn với tỷ lệ nhiễm giun

Nhiễm giun Rửa tay

Không

p

n % n %

Không thường xuyên 122 64,5 67 35,4

< 0,05

Thường xuyên 57 50,8 55 49,1

Nhận xét:

64,5% những trẻ không thường xuyên rửa tay trước khi ăn bị nhiễm giun cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn (50,8%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.18. Liên quan giữa rửa tay sau đi ngoài với tỷ lệ nhiễm giun

Nhiễm giun Rửa tay

Không

p

n % n %

Không thường xuyên 103 65,6 54 34,3

< 0,05

Thường xuyên 76 52,7 68 47,2

65,6% những trẻ không thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài bị nhiễm giun cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài (52,7%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.19. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun với tỷ lệ nhiễm giun

Nhiễm giun Hiểu biết Không p n % n % Kém và trung bình 6 100 0 0 < 0,05 Khá và tốt 173 58,6 122 41,3 Nhận xét:

100% con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun kém và trung bình bị nhiễm giun tỷ lệ cao hơn con của các bà mẹ mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun là khá và tốt (58,6%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 2 trƣờng mầm non tại Thái Nguyên

Tiến hành điều tra 301 trẻ 18 đến 60 tháng tuổi trong đó 151 trẻ ở trường mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên và 150 trẻ ở trường mầm non xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun chung cho cả 2 trường là 59,5%. Tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh trường mầm non Hoàng Văn Thụ (57,0%) thấp hơn so với trường mầm non Hóa Thượng (62%), tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Những trẻ bị nhiễm giun chung là có nhiễm giun đũa chiếm 59,5%. Tại 2 trường mầm non 22,6% trẻ bị nhiễm giun tóc (trường Hóa Thượng: 24%; trường Hoàng Văn Thụ: 21,2%) và 3,3% trẻ nhiễm giun móc (chỉ gặp 10 trường hợp ở trường Hóa Thượng chiếm 6,7% tổng số trẻ toàn trường, không gặp trường hợp nhiễm giun móc nào ở trường Hoàng Văn Thụ). Với tỷ lệ nhiễm giun gần 60% ở trẻ em lứa tuổi 18 đến 60 tháng được chăm sóc trong môi trường nhà trẻ như vậy là rất cao và đáng báo động. Điều tra của Nguyễn Đức Ngân và CS [18] tại 3 trường mầm non thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên năm 1987 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em trường mầm non Z159 chiếm 80,0%, trường mầm non 19-5: 64,1% và trường mầm non Gang thép: 60,6%, thì kết quả về tỷ lệ nhiễm giun đũa của chúng tôi có thấp hơn nhiều so trường Z159 nhưng vẫn tương đương với tỷ lệ nhiễm ở 2 trường còn lại. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun móc của chúng tôi lại cao hơn các tác giả trên (giun tóc: 10,75 - 15,74%; giun móc: 0,74 - 1,30%). Mặc dù điều tra sau 22 năm nhưng thực chất tỷ lệ nhiễm giun đũa tại 2 nhà trẻ của chúng tôi thấp hơn không đáng kể, thậm chí tỷ lệ nhiễm giun

tóc, giun móc còn cao hơn các tác giả trên nghiên cứu ở các nhà trẻ trên cùng địa bàn, phải chăng công tác chăm sóc, dự phòng nhiễm giun trẻ em chưa thực sự được quan tâm? Trẻ em chưa được tẩy giun định kỳ? Cũng có thể do chúng tôi sử dụng phương pháp xét nghiệm Kato Katz tìm trứng giun nên độ nhạy có cao hơn phương pháp tập trung trứng bằng nước muối bão hòa Willis mà các tác giả áp dụng. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc của chúng tôi có thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Trung Kiên tại Kim Bảng - Hà Nam, tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 93,4% (Giun đũa: 79,5 - 83,6%, Giun tóc 63,9 - 69,5%) [15] và Lê Thị Tuyết về nhiễm giun trẻ em tại Thái Bình (nhiễm giun đũa: 95,4%, giun tóc 80,9% và giun móc 11,8%) [29]. Có lẽ tỷ lệ nhiễm giun còn liên quan đến vấn đề môi trường nước và quản lý phân tại khu vực đồng bằng, vùng chiêm trũng này chưa được tốt hơn địa bàn nghiên cứu của chúng tôi và tác giả nghiên cứu trong cộng đồng chung chứ không chỉ riêng tại các trường mầm non. Mặc dù địa bàn trường Hoàng Văn Thụ thu dung chủ yếu là con em cán bộ công chức của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ nhiễm các loại giun có thấp hơn đáng kể so với trường Hóa thượng (thuộc khu vực nông thôn ngoại thành), thậm chí không gặp trường hợp nào nhiễm giun móc, nhưng tỷ lệ nhiễm giun tại đây vẫn cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Tân Dân và cộng sự tại một số trường mầm non thuộc thành phố Hà Nội [3]. Theo các tác giả trên tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ chiếm 8,8 - 10,2%, giun tóc 3,47 - 4,34% và không có trẻ nào nhiễm giun móc. Có lẽ yếu tố môi trường, kiến thức chăm sóc, phòng nhiễm giun cho trẻ của các bà mẹ và giáo viên tốt hơn, công tác phòng bệnh giun sán luôn được quan tâm và trẻ được định kỳ tẩy giun đều đặn hơn? Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn rất nhiều so với một nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Võ Hinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, 5 trường mẫu giáo ở nông thôn, miền núi có tỷ lệ

nhiễm giun chung: 35,22%, trong đó nhiễm giun đũa: 16,98%, nhiễm giun tóc: 10,06% và nhiễm giun móc: 15,09%. Tại 2 trường mẫu giáo ở thành phố, tỷ lệ nhiễm giun chung: 0,91%, trong đó chủ yếu là nhiễm giun đũa 0,68% và phát hiện một trường hợp bị nhiễm sán lá ruột, không có trường hợp nào nhiễm giun tóc và giun móc[9]. Chứng tỏ ở trẻ em trong khu vực thành phố đã được quan tâm chăm sóc, quản lý sức khỏe tốt hơn và có được môi trường sống tốt hơn. Đây cũng là một mẫu hình lý tưởng về công tác phòng bệnh nhiễm giun sán tại Việt Nam mà đặc biệt ngành Y tế và cộng đồng dân cư tại khu vực Thái Nguyên nói chung cần học tập. Một số tác giả nước ngoài như Awachi nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em mẫu giáo là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm 68,1% [33] và Olsen A, nghiên cứu ở trẻ em tại cộng đồng ở Kenya thấy nhiễm giun chung cũng chỉ chiếm 16% trong đó giun móc rất cao chiếm 63% và giun tóc 24% [42]. Như vậy, kết quả nhiễm giun chung của chúng tôi cao hơn các tác giả trên rất nhiều và chủ yếu nhiễm giun đũa và giun tóc.

Về lứa tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở nhóm trẻ 37 - 60 tháng là (63,2%) cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng (47,9%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở cả 2 nhóm tuổi có tỷ lệ như nhiễm giun chung và tỷ lệ nhiễm ở nhóm 37 - 60 tháng cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm trẻ là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Tân Dân [3], không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa các nhóm tuổi. Trẻ càng lớn tuổi hơn nguy cơ nhiễm giun càng cao hơn, có lẽ do khi ở nhà gia đình đã không thể giám sát trẻ tiếp cận với các nguồn lây nhiễm hoặc vệ sinh ăn uống nên tỷ lệ mắc ở trẻ nhóm tuổi lớn sẽ cao hơn. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả Bùi Văn Hoan, Trần Minh Hậu, Đỗ Thị Đáng, Phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung Kiên [5], [7], [11], [15]. Việc giáo dục cho trẻ ở nhóm lớn tuổi hơn về cách tự vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh nhiễm giun là rất cần thiết và có thể thuận lợi hơn khi thông qua đội ngũ giáo viên nhà trường kết hợp với các bậc phụ huynh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ gái (65,7%) cao hơn trẻ trai (54,5%). Tuy nhiên sự khác biệt là chưa có ý nghĩa thống kê. Nhận xét của Bùi Văn Hoan [11] cũng cho rằng tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác không thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em theo giới tính [12], [29]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm trẻ dân tộc thiểu số là 62,7%, cao hơn nhóm trẻ em dân tộc Kinh (58,8%), nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Sơn điều tra tại Sơn La không thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun giữa trẻ em các dân tộc khác nhau [20]. Có lẽ số trẻ em dân tộc thiểu số trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít (32 trẻ), hơn nữa đa số là con em của cán bộ công chức đang công tác tại các địa bàn nghiên cứu, khá tương đồng về mặt kiến thức và tập quán chăm sóc trẻ em, nên sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun trẻ em là không có ý nghĩa thống kê.

Về tỷ lệ đơn nhiễm hoặc nhiễm phối hợp, kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi thấy 59,2% là đơn nhiễm và chỉ đơn thuần nhiễm giun đũa. 38,0% nhiễm 2 loại giun, nghĩa là ngoài giun đũa có nhiễm thêm giun tóc hoặc giun móc. Chỉ có 5 trường hợp chiếm 2,8% trẻ bị nhiễm cả 3 loại giun. Kết quả của chúng tôi có khác biệt so với nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Trung Kiên ở Kim Bảng - Hà Nam, tỷ lệ đa nhiễm (nhiễm phối hợp) rất cao, từ 60,3 - 67,8% [15], và kết quả của Lê Thị Tuyết nghiên cứu tại vùng Thái Bình cũng cho kết quả tương tự (đa nhiễm 86,5%, đơn nhiễm rất thấp chỉ chiếm 13,5%) [29]. Ngược lại kết quả của chúng tôi thấy tỷ lệ đơn nhiễm thấp hơn công bố

của Bùi Văn Hoan nghiên cứu tại Thái Nguyên (78,6%), nghĩa là tỷ lệ đa nhiễm chỉ chiếm 21,4% [11]. Cấn Thị Cúc nghiên cứu ở Quảng Ninh cũng cho thấy tỷ lệ đa nhiễm ở trẻ em khu vực này là 46,2% [4], tương đương với kết quả của chúng tôi. Như vậy, tỷ lệ đa nhiễm các loại giun theo một số nghiên cứu ở miền núi có thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng hoặc chiêm trũng. Có lẽ do yếu tố môi trường, tính chất canh tác và vấn đề quản lý, sử dụng phân bắc… vì tại các địa bàn đó tỷ lệ nhiễm giun móc cao, trong khi đó trong kết quả của chúng tôi chỉ gặp 10 trường hợp nhiễm giun móc và chỉ gặp ở nhóm trẻ từ 37 - 60 tháng.

4.2. Về cƣờng độ nhiễm giun ở trẻ em

Kết quả của chúng tôi ở bảng 3.7 và 3.8 cho thấy, tính theo tiêu chuẩn phân loại cường độ nhiễm giun của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cường độ nhiễm trung bình từng loại giun đũa, tóc, móc ở trẻ em giữa 2 trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hóa Thượng đều ở mức độ nhiễm nhẹ (giun đũa: 633,5 ± 653,8; Giun tóc: 170,0 ± 363,7 và giun móc: 24,4 ± 137,5). Ngoại trừ giun móc không gặp ở trường Hoàng Văn Thụ còn lại cường độ nhiễm trung bình của giun đũa và giun tóc là tương đương nhau giữa 2 trường. Tuy nhiên nếu tính theo nhóm tuổi thì cường độ nhiễm từng loại giun ở nhóm trẻ 37 - 60 tháng luôn cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cường độ nhiễm giun ở cả 2 trường mầm non khu vực nghiên cứu đều thấp hơn một số tác giả nghiên cứu ở vùng đồng bằng, theo Lê Thị Tuyết [29] cường độ nhiễm giun đũa là 13.179, giun tóc: 798 và giun móc là 561. Kết quả của Hoàng Thị Kim [14] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa là 8.199 và giun tóc là 264. Phạm Trung Kiên [15] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ em Hà Nam là 18.519 và giun tóc là 568. Kết quả về cường độ nhiễm giun của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Hoàng Tân Dân và CS [3] tại một số trường mầm non ở

Hà Nội, tác giả cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở là 257 và giun tóc 102. Có lẽ những nơi có tỷ lệ nhiễm giun thấp thì nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm cũng ít hơn, công tác vệ sinh phòng bệnh tốt hơn nên cường độ nhiễm các loại giun cũng thấp hơn. Cường độ nhiễm giun là một chỉ số rất có giá trị tiên lượng nguy cơ lây nhiễm giun tại cộng đồng.

4.3. Về kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol

- Về tỷ lệ sạch trứng: với liều duy nhất 400mg Albendazol đã có tác dụng rất tốt đối với các loại giun, đặc biệt là giun đũa (tỷ lệ sạch trứng: 92,1%), rồi đến giun móc (tỷ lệ sạch trứng: 90,0%), cuối cùng là giun tóc cũng có tỷ lệ sạch trứng đến 52,9%. Hiệu quả làm sạch trứng giun của thuốc Albendazol tương đương nhau giữa trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hoá Thượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Hoàng Thị Kim [13], tuy nhiên tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa của chúng tôi có thấp hơn (92,1% so với 100%), nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và giun móc thì cao hơn (tương đương 52,9% so với 33% và 90,0% so với 82,4%). Kết quả của Lê Thị Tuyết [29] cho thấy tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa là 92,5% tương đương với kết quả của chúng tôi, nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và giun móc thì có khác biệt (tương đương 52,9% so với 33,3% và 90,0% so với 100,0%). Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở Tây Nguyên và M.A.Botey [34]. Chứng tỏ hiệu quả làm sạch trứng giun của Albendazol liều duy nhất 400mg sau 3 tuần là rất tốt, tuy nhiên tuỳ từng loại giun và vùng miền nghiên cứu mà hiệu quả đối với từng loại giun có khác nhau. Riêng giun đũa luôn nhạy cảm và rất hiệu quả (tỷ lệ sạch trứng từ 92,0% đến 100%).

- Về tỷ lệ giảm trứng: Kết quả của chúng tôi cho thấy sau 3 tuần tẩy giun với liều duy nhất 400mg Albendazol thì tỷ lệ giảm trứng các loại giun rất cao (giun đũa: 96,6%; giun tóc: 82,5% và giun móc: 98,4%). Kết quả của chúng

tôi cũng tương đương với một số tác giả nghiên cứu ở các vùng miền khác nhau như: Lê Thị Tuyết, Hoàng Tân Dân, Nguyễn Xuân Thao [3], [27], [29]. Như vậy thuốc Albendazol với một liều duy nhất đã có hiệu quả làm giảm nhanh chóng tỷ lệ trứng giun trong phân trẻ em đã được nhiều tác giả ghi nhận. So sánh hiệu quả điều trị bằng một liều duy nhất 400mg Albendazol với hiệu quả điều trị bằng Helmintox của Phạm Trung Kiên [15] thì chúng tôi thấy tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng tương đương nhau, hơn nữa trong quá trình điều trị chọn lọc không có trẻ nào biểu hiện dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc, mặt khác Albendazol là một loại thuốc tẩy giun có khoảng an toàn cao, vì vậy có lẽ nên dùng Albendazol tẩy giun hàng loạt cho trẻ em tại cộng đồng là an toàn, hiệu quả và thích hợp nhất.

4.4. Về tỷ lệ và cƣờng độ tái nhiễm sau tẩy giun 3 tháng

- Về tỷ lệ tái nhiễm, kết quả của chúng tôi cho thấy sau tẩy giun 3 tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên và kết quả tầy giun bằng thuốc albendazol (Trang 47)