Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 35)

* Nhật Bản:

Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Những thay đổi về chính sách nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây: Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV; tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại DNNVV; khắc phục

những bất lợi mà các DNNVV gặp phải; và hỗ trợ tính tự lực của các DNNVV. Một số nội dung chủ yếu của các chính sách:

- Cải cách pháp lý :

Luật cơ bản về DNNVV mới được ban hành năm 1999 hỗ trợ cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi trường kinh tế – xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV hỗ trợ cho việc tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một Hệ thống cứu tế hỗ tương cũng đã được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của DNNVV…

- Hỗ trợ về vốn :

+ Hỗ trợ có thể dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách. + Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quan lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tuỳ theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ được góp chung bởi chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thế chế tài chính tư nhân.

+ Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) được áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.

+ Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Còn Hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các

khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.

+ Hỗ trợ về công nghệ và đổi mới

- Hỗ trợ về quản lý - Xúc tiến xuất khẩu * Hàn Quốc:

Quá trình định hướng và hỗ trợ của Bộ DNVVN trải qua nhiều giai đoạn với chiến lược và giải pháp khác nhau. Có thể rút ra một số bài học bổ ích cho định hướng phát triển của DNVVN Việt Nam.

- Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược cho DNVVN trong nước

- Thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với đặc tính của từng giai đoạn tăng trưởng. Chính sách này tập trung vào 3 giai đoạn của vòng đời DN:

Khởi nghiệp - Nuôi dưỡng thúc đẩy tăng trưởng - Tăng trưởng, toàn cầu hóa.

+ Linh hoạt hóa khởi nghiệp:

+ Nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng + Tăng trưởng - toàn cầu hóa

- Thực hiện nhóm chính sách cân bằng tăng trưởng cho DNVVN và các tập đoàn

Kết luận chương 1 :

Qua nghiên cứu lý luận cơ bản về DNNVV với những đặc điểm vốn có, sự hình thành, tồn tại và phát triển của các DNNVV là một xu thế tất yếu của nền kinh tế

thị trường, và sự phát triển của DNNVV đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp từ bên ngoài như tín dụng ngân hàng, cho thuê tài chính, quỹ đầu tư,..và vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nó đối với DNNVV, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển DNNVV là một vấn đề mang tính chất thực tiễn cao.

CHƯƠNG 2 : THC TRNG CÁC NGUN TÀI TR CHO CÁC DOANH NGHIP NH VÀ VA VIT

NAM

2.1 Các chính sách của Nhà nước phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm khuyến khích phát triển DNNVV thực hiện vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, về trợ giúp phát triển DNNVV

Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP, phát triển DNNVV vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Các DNNVV được hưởng các chính sách ưu đãi theo pháp luật hiện hành. Nghị định cũng quy định thêm các chính sách trợ giúp và tổ chức xúc tiến phát triển các DNNVV.

Một số các quyết định khác của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các DNNVV như : - Quyết định số 193/2001/QĐ/TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV

- Quyết định số 290/2003/QĐ-BKH ngày 12/05/2003 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, về việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ Kỹ thuật DNNVV tại Hà Nội, Đà Nẳng và Tp Hồ Chí Minh …

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức và quản lý của các DNNVV

(Nguồn: Cục phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa)

Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia hợp tác ASEAN về DNNVV, thực hiện các hoạt động hợp tác phát triển DNNVV thông qua các cuộc họp Nhóm công tác DNNVV (SMEWG) được tổ chức hai lần một năm lần lượt tại 10 nước thành viên ASEAN. Cuộc họp là diễn đàn để các cơ quan phụ trách DNNVV của 10 nước thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng các kế hoạch hành động, xây dựng chiến lược, khung chính sách nhằm phát triển DNNVV toàn khu vực.

Thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/07/2008, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) đã ký kết thỏa thuận đồng tổ chức sự kiện “Tuần lễ quốc gia doanh nghiệp nhỏ và vừa 2008” gọi tắt là “Tuần lễ SME” với chủ đề là “Liên kết, hội nhập cùng phát triển”. Sự kiện này sẽ được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2008. Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các bộ ngành liên quan, các tổ chức hỗ trợ phát triển DNNVV và các doanh nghiệp trao đổi ý kiến, quan điểm, chia sẻ bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV, xây dựng mối liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn, tạo cơ hội gặp gỡ giữa các DNNVV và các nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh như tư vấn, cung cấp tài chính và nâng cao năng lực cho các DNNVV.

T định hướng, chính sách h tr phát trin DNNVV ca Nhà nước Trung tâm h tr DNNVV trc thuc Phòng thương mi và Công nghip Vit Nam

đã được thành lp và đã có các chính sách thiết thc h tr cho các DNNVV

Vit Nam.

Trung tâm hỗ trợ DNNVV (VCCI) với các công cụ hỗ trợ cụ thể như : cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển chuổi giá trị, phát triển hiệp hội DNNVV, marketing xã hội, sử dụng các phương tiện truyền thông, xã hội hóa các dịch vụ công,…nhằm giúp cho các DNNVV giải quyết các khó khăn về vốn, mặt bằng, công nghệ, thị trường, nguồn nhân lực, thông tin.

- Trung tâm tổ chức các khóa đào tạo năng lực cho các DNNVV với các chương trình cụ thể như nâng cao và giữ ổn định chất lượng sản phẩm, đảm bảo giao hàng đúng hạn, công tác giao nhận và vận chuyển hàng hóa,…đồng thời cũng hướng đến xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hướng dẫn

và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đối thoại, trau đổi thông tin, đưa các doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn.

- Trung tâm tổ chức các khu trưng bày sản phẩm công nghiệp phụ trợ để các DNNVV có cơ hội giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của mình tại các hội chợ quốc tế lớn như Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam 2007,…Trung tâm cũng tổ chức xây dựng một danh bạ chi tiết các doanh nghiệp với những sản phẩm được sản xuất trên những dây chuyền công nghệ cụ thể cho các doanh nghiệp có nhu cầu có thể dễ dàng tìm kiếm các vệ tinh, các nhà cung ứng có đủ năng lực.

- Trung tâm còn tổ chức Giải thưởng sáng tạo kiểu dáng sản phẩm, giúp các doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm, giúp các doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm bằng việc cải thiện mẫu mã, đầu tư đóng gói.

- Trung tâm phối hợp với Cục khuyến công, Bộ công thương, Trung ương hội liên hiệp phụ nữ tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ các trung tâm khuyến công và câu lạc bộ doanh nhân nữ các tỉnh về công tác phát triển cho doanh nghiệp một cách phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.

- Trung tâm phối hợp với các chuyên gia của Học viện chính trị quốc gia khu vực I xây dựng giáo trình đưa vào giảng dạy chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư và phát triển các Hiệp hội doanh nghiệp.

2.2 Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

- V s lượng doanh nghip:

+ Số lượng doanh nghiệp được thành lập mới không ngừng gia tăng qua các năm, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 được ban hành.

Biểu đồ 2.1 Số lượng doanh nghiệp qua các năm 35,004 44,314 328,207 176,931 123,392 105,167 84,003 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2000 2001 2004 2005 2006 2007 6 thá ng/2008 Năm Doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp Số DNNVV

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

+ Riêng tại TPHCM, năm 2007 đã có hơn 18.500 doanh nghiệp mới thành lập với tổng vốn đăng ký là 160.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD). Bốn tháng đầu năm 2008, số DNNVV thành lập mới tại TPHCM vẫn tiếp tục tăng mạnh với 6.400 doanh nghiệp và tổng số vốn là 90.000 tỷ đồng, gần bằng 50% tổng vốn năm 2007. Tính đến tháng 06/2008 đã có 349.305 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng, trong đó DNNVV chiếm khoảng 93,96% trên tổng số doanh nghiệp.

- V qui mô vn:

+ Năng lực tài chính của DNNVV còn yếu. Trong tổng số DNNVV thì số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số. Nguồn vốn hoạt động của các DNNVV rất thấp, theo tiêu chí DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ, tuy nhiên số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, số liệu thống kê cho thấy số

doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ chiếm đa số từ 75-82%, số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ chiếm một tỷ lệ không đáng kể 8-12%.

+ Với qui mô vốn nhỏ và chi phí trong quá trình hoạt động cũng không lớn nên việc hình thành các DNNVV dể dàng và nhanh chóng.

- V lao động:

+ DNNVV là những doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy các DNNVV có số lao động dưới 50 người chiếm tỷ lệ đa số từ 85-90%, trong đó đặc biệt là số doanh nghiệp có số lao động từ 5-9 người, tỷ lệ doanh nghiệp này chiếm hơn 50% trên tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 300 người chiếm một tỷ lệ không đáng kể 8-13%.

+ Khả năng quản lý ở các DNNVV còn hạn chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế và – xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về công nghệ thông tin, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh.

+ Một nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với 63.000 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy 43% chủ doanh nghiệp có trình độ trung học trở xuống. Với trình độ này, việc tiếp cận và tìm hiểu các công cụ quản lý đối với họ rất khó khăn. Có tới 63% doanh nghiệp không tuyển dụng được người tài, 55% khó khăn trong việc giữ chân người giỏi vì lao động có trình độ cao đều có tâm lý muốn làm việc ở những công ty lớn và có thu nhập cao.

+ Loại hình DNNVV bao gồm chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần của khu vực tư nhân tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến nông-lâm-thủy-hải sản, gia công may mặc, sản xuất giày dép, linh liện thiết bị điện tử, làm ủy thác cho các doanh nghiệp lớn hoặc gia công cho các công ty nước ngoài.

+ Các DNNVV ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Nhìn chung, các DNNVV trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực công nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạn tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn.

- V doanh thu:

Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, các DNNVV có nhịp độ tăng trưởng doanh thu cao nhất. Doanh thu của các doanh nghiệp này gia tăng liên tục qua các năm, tỷ lệ tăng trên 30%/năm.

- V li nhun :

DNNVV Việt Nam là đội ngũ doanh nghiệp rất năng động và thích nghi tốt với môi trường, cơ cấu gọn nhẹ nên dễ dàng điều chỉnh theo biến động của thị trường, đây cũng là thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả và có lợi nhuận cao.

Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2008 của các DNNVV có quan hệ tín dụng với các NHTM đạt 18.532 tỷ đồng, bình quân kết quả kinh doanh của 1 DNNVV đạt 458 triệu đồng.

+ Hầu hết các DNNVV chưa xây dựng được thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

+ Khả năng liên kết của các DNNVV ở Việt Nam còn có những hạn chế do tư tưởng mạnh ai nấy làm. Ở nhiều nước, doanh nghiệp nhỏ chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho những doanh nghiệp vừa và những doanh nghiệp này lại cung ứng cho những doanh nghiệp lớn hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả.

+ Mặc dù chất lượng hàng hóa chưa cao nhưng giá rẻ hơn nhiều cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các DNNVV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)