NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CHĂN NUÔI CÁ TRA-BASA

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra, cá basa tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang (Trang 48 - 50)

2. Dư nợ trung-dài hạn Trong đó : 90,040 110,863 173,

2.5 NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CHĂN NUÔI CÁ TRA-BASA

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CHĂN NUÔI CÁ TRA-BASA TẠI NHCT CHI NHÁNH AN GIANG

ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng là vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất cả nước. Với khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản và đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kinh tế vùng tăng trưởng khá cao, GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2005 tăng gần 11%/năm, đứng thứ ba (sau vùng Đông Nam Bộ - 39,9%; vùng Đồng bằng Sông Hồng – 22,8%) và đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp

chế biến hàng xuất khẩu, phát triển dịch vụ thương mại và du lịch. Cụ thể : GDP tăng bình quân 11% - 12%/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm; Cơ cấu GDP với trên 30% dịch vụ, gần 30% công nghiệp và xây dựng, 40% nông lâm ngư nghiệp.

Riêng NTTS, toàn khu vực hiện có 1.100.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích NTTS cả nước (2.000.000 ha). Hơn 10 năm qua, diện tích NTTS tăng 2,37 lần, sản lượng tăng 3,68 lần ; tốc độ dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang NTTS đang diễn ra rất sôi động. Trong đó, ngoài tôm sú thì cá tra-basa đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản, năm 2007 xuất khẩu thủy sản đạt 3.600 triệu USD; công nghiệp chế biến chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng. Diện tích nuôi cá tra-basa tăng 7 lần (từ 1.200 ha tăng lên 9.000ha), sản lượng tăng 36,2 lần (từ 22.500 tấn tăng lên 825.000 tấn); toàn vùng có 70 nhà máy chế biến với công suất khoảng 1.500.000 tấn/năm, giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu tăng 40 lần (từ dưới 20 triệu USD lên 736,8 triệu USD), chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Tính đến cuối năm 2007, tổng dư nợ cho chăn nuôi cá tra-basa của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 810.595 triệu đồng, tăng 54% (tương đương tăng 285.055 triệu đồng so với năm 2006), trong đó, riêng Vietinbank chi nhánh An Giang là 83.552 triệu đồng, tăng 82% (tương đương tăng 37.751 triệu đồng so với năm 2006). Tuy nhiên, mức dư nợ cho vay trên chưa tương xứng với kim ngạch xuất khẩu cũng như thế mạnh và tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung (chiếm 10% trong tổng dư nợ cho vay) và của Vietinbank chi nhánh An Giang nói riêng. Vậy đâu là nguyên nhân?

Vì vậy cần phải nghiên cứu, phân tích để tìm ra những giải pháp phù hợp trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra-basa nhằm giảm thiểu những rủi ro

tín dụng trong khi cho vay. Từ đó mở rộng tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực này phù hợp với định hướng phát triển của cả nước, của NHCT Việt Nam nói chung và của NHCT chi nhánh An Giang nói riêng. Vì đây là một trong những thế mạnh và tiềm năng của khu vực kinh tế ĐBSCL trong đó có An Giang, là lĩnh vực đầu tư truyền thống của Vietinbank chi nhánh An Giang bên cạnh việc đầu tư cho ngành lương thực.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra, cá basa tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w