- Đối tượng đến khám được thông báo không ăn uống từ 21giờ tối hôm trước và không ăn vào sáng hôm sau trước khi đi khám.
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, thu thập thông tin ghi vào phiếu in sẵn thống nhất.
- Đo glucose máu lúc đói bằng thiết bị máy đo glucose máu tự động One Touch Ultra của hãng Johnson & Johnson Hoa Kỳ, test, kim của Mỹ.
- Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ 2 bằng nghiệm pháp tăng đường máu: Đối tượng nghiên cứu sau khi đo glucose máu lúc đói thấy lượng glucose mao mạch dao động trong khoảng từ 6,1 mmol/l đến 11,0 mmol/l [2] [10] thì cho làm nghiệm pháp tăng đường máu, bằng cách cho bệnh nhân uống 75 gam đường glucose, hoà trong 200 ml nước sôi để nguội. Sau 2 giờ, đo lại glucose máu mao mạch, để xác định tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói,
rối loạn dung nạp glucose máu và tỷ lệ đái tháo đường typ 2 phát hiện lần đầu.
Xác định một số yếu tố liên quan:
+ Độ tuổi được phân ra làm hai mức (trên 50 tuổi và dưới 50 tuổi). Tuổi là yếu tố liên quan được xếp lên vị trí đầu tiên trong các yếu tố liên quan tới bệnh đái tháo đường typ2. Bắt đầu tăng nhanh ở người trên 45 tuổi [trích từ 31].
+ Đo chiều cao, cân nặng và tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức:
Cân nặng (Kg) BMI =
(Chiều cao)2 (m)
- Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á -Thái Bình Dương tháng 2/2000 (bảng 2.1)
Bảng 2.1. Bảng xếp loại BMI [49] Xếp loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2 ≥ 30
+ Đánh giá tình trạng phân bố mỡ trên lâm sàng dựa vào chỉ số vòng eo và tỷ lệ vòng eo/ vòng mông theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tháng 2/2000 [49].
Vòng eo WHR =
Vòng mông - Dùng thước dây có số đo không giãn.
- Vòng eo đo qua nơi nhỏ nhất giữa rốn và mào chậu. - Vòng mông đo qua hai mấu chuyển lớn.
- Vòng eo bình thường của: nam<90 cm; nữ<80 cm.
WHR: Nếu WHR>0,80 ở nữ; và >0,90 ở nam thì xem như phân bố lipid nhiều ở vùng bụng, vùng nội tạng, hay còn gọi là béo kiểu nam, hay còn gọi là béo trung tâm là yếu tố liên quan.
+ Đo huyết áp: Các đối tượng đều được đo huyết áp bằng máy đo huyết áp đồng hồ của Nhật Bản được điều chỉnh theo quy định. Đối tượng phải được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. Đo ở tư thế nằm, đo ở cánh tay trái, không được dùng chất kích thích trước khi đo. Đo huyết áp 2 lần cách nhau 5 phút và lấy trung bình cộng. Nếu 2 số đo chênh nhau quá 5 mmHg thì
phải tiến hành đo lại 1-2 lần rồi tính trung bình. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp theo JNC–VI (1997) [trích từ 13].
- Chẩn đoán tăng huyết áp khi bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đã được chẩn đoán và hiện đang dùng thuốc hạ áp hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC-VI: Huyết áp tâm thu ≥140mmHg và /hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg.
- Phân độ huyết áp theo JNC–VI (1997) [trích từ 13].
Bảng 2.2. Phân độ huyết áp theo JNC – VI [trích từ 13].
Mức độ huyết áp HA tâm thu (mmHg) HA tâm trƣơng (mmHg) Bình thường Bình thường cao <130 130 - 139 <85 85 - 89 Tăng huyết áp: Giai đoạn I (nhẹ)
Giai đoạn II (trung bình) Giai đoạn II (nặng) 140 - 159 160 - 179 ≥180 90 - 99 100 - 109 ≥110 + Tình trạng hoạt động thể lực
Tính chất hoạt động thể của nghề nghiệp của các đối tượng được chia ra làm 2 nhóm:
- Nhóm nghề nghiệp có hoạt động thể lực nặng bao gồm những đối tượng lao động nặng nhọc suốt ngày, các nghề thổ mộc, các vận động viên thể thao…
- Nhóm đối tượng được coi là ít hoạt động thể là những người làm công việc hành chính, lao động trí óc, nghỉ hưu, thất nghiệp không tham gia các
hoạt động thể lực thêm. Nhóm ít hoạt động thể lực được cho là nhóm có liên quan tới bệnh.
+ Mối liên quan tiền sử gia đình: Những đối tượng có ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột, cô, gì, chú, bác ruột được coi là những đối tượng có liên quan tới bệnh.