Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn hiện hoạt động xây dựng chiến lược tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41 - 46)

3. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

3.3. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT giúp chúng ta kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của Ngân hàng để xây dựng nên chiến lược bộ phận. Ma trận SWOT được tiến hành xây dựng qua 8 bước:

* Bước 1: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu bên trong Ngân hàng * Bước 2: Liệt kê những điểm yếu cơ bản của Ngân hàng

* Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn từ bên ngoài mà Ngân hàng có thể khai thác được

* Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa trực tiếp từ bên ngoài đối với Ngân hàng * Bước 5: Lựa chọn để kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để hình thành nên chiến lược SO phù hợp rồi ghi vào ô tương ứng. Đây là chiến lược thuận lợi nhất mà Ngân hàng luôn muốn hướng tới.

* Bước 6: Lựa chọn kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài để hình thành nên chiến lược WO thích hợp rồi ghi vào ô tương ứng. Đây là chiến lược khắc phục các điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng các cơ hội bên ngoài.

* Bước 7: Lựa chọn kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài để hình thành chiến lược ST rồi ghi vào ô tương ứng. Đây là chiến lược sử dụng thế mạnh của Ngân hàng để hạn chế bớt hoặc tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài.

* Bước 8: Lựa chọn kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài để hình thành chiến lược WT. Đây là chiến lược phòng thủ, khi Ngân hàng ở vào tình trạng bất lợi nhất thì chiến lược WT có thể giúp Ngân hàng giảm đi những điểm yếu bên trong, đồng thời tránh những đe dọa từ bên ngoài.

Ma trận này được sử dụng để hình thành nên các phương án chiến lược.Ma trận này là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:

- Các chiến lược điểm mạnh- cơ hội SO - Chiến lược điểm mạnh- điểm yếu WO - Chiến lược điểm mạnh-nguy cơ ST - Chiến lược điểm yếu- nguy cơ WT

Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có phán đoán tốt và sẽ không có một kết hợp tốt nhất.

- Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài.Thông thường các Ngân hàng sẽ theo đuổi chiến lược WO,ST hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi một Ngân hàng có điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những đe doạ quan trọng thì họ sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.

- Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong nên ngăn cản nó khai thác cơ hội này.

- Các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của một Ngân hàng để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài.

- Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ bên ngoài. Một Ngân hàng đối đầu với vô số những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài và những điểm yếu bên trong sẽ rơi vào tình trạng không an toàn. Trong thực tế một Ngân hàng như vậy thường phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá …

Sơ đồ 1.7. Ma trận SWOT

SWOT MATRIX

NHỮNG ĐIỂM MẠNH -S

1. 2.

3. Liệt kê những điểm mạnh 4.

5.

NHỮNG ĐIỂM YẾU – W

1. 2.

3. Liệt kê những điểm yếu 4.

5.

CÁC CƠ HỘI - O

1. 2.

3. Liệt kê các cơ hội 4. 5. CÁC CHIẾN LƯỢC SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội CÁC CHIẾN LƯỢC 1. 2. WO 3. 4.

5. Vượt qua những điểm yếu 6. bằng cách tận dụng 7. các cơ hội

CÁC MỐI ĐE DỌA - T

1. 2. 3. 4. 5. CÁC CHIẾN LƯỢC 1. 2. ST 3. 4. 5. Sử dụng những điểm 6. mạnh để tránh các 7. mối đe dọa CÁC CHIẾN LƯỢC 1. 2. WT 3.

4. Tối thiểu hóa những điểm 5. yếu đẻ tự vệ

6. 7.

4.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG. 4.1.Sứ mệnh và mục tiêu

4.1.1.Nội dung cơ bản của sứ mệnh

Hầu hết các chuyên gia về quản trị chiến lược cho rằng bản sứ mệnh có hiệu quả nên có 9 đặc trưng hoặc 9 bộ phận hợp thành:

Các bộ phận hợp thành đó là kết quả của 9 câu hỏi sau:

1. Khách hàng:

Ai là khách hàng của Ngân hàng? Sau khi trả lời câu hỏi này Ngân hàng cần tuyên bố rõ ràng đối tượng khách hàng phục vụ

2. Sản phẩm hoặc dịch vụ:

Sản phẩm và dịch vụ chính của Ngân hàng là gì?

Ngân hàng cần tuyên bố Ngân hàng cung cấp đa dịch vụ hay chỉ một nhóm dịch vụ nào đó. Dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng là gì?

3. Thị trường:

Ngân hàng kinh doanh tại đâu?Phạm vi hoạt động của Ngân hàng là địa phương , toàn quốc, khu vực hay toàn cầu?

4. Công nghệ

Công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng hay không? Công nghệ có trở thành tiêu điểm mà Ngân hàng phải cải tiến và nâng cấp để tăng cường năng suất và chất lượng dịch vụ Ngân hàng không?

5. Sự quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi

Ngân hàng có ràng buộc với các mục tiêu phát triển và khả năng sinh lời đối với cổ đông hay không? Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng tích sản, vốn tự có và chỉ số ROE, để chứng minh sự tăng trưởng về quy mô và lợi ích thoả đáng cho các cổ đông, đồng thời cũng biểu hiện sự gia tăng giá trị Ngân hàng

6. Triết lý nhân văn:

Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên của công ty đối với sự phát triển khả năng con người, tinh thần chia xẻ những mối quan tâm, sự phát triển con người văn minh tiên tiến.

7. Tự đánh giá về mình:

Năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Ngân hàng là gì?

8. Mối quan tâm đối với hình ảnh công cộng:

Ngân hàng có quan tâm đến cộng đồng hay không? Ngân hàng có trở thành công dân gương mẫu tại khu vực kinh doanh, sự hoạt động của Ngân hàng có góp phần cải thiện, nâng cao mức sống công chúng và sự phát triển kinh tế địa phương nơi Ngân hàng đang kinh doanh không.

9. Mối quan tâm đối với nhân viên:

Thái độ của Ngân hàng đối với nhân viên như thế nào? Quan điểm tuyển dụng, phát triển, kích thích, tưởng thưởng, duy trì nhân viên có khả năng, cung cấp những điều kiện làm việc tốt, hứa hện cơ hội thăng tiến, lương bổng thoả đáng, bầu không khí làm việc thoải mái, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn hiện hoạt động xây dựng chiến lược tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w