1 Doanh số mua vào 70 7 67% 252 5% 2Doanh số bán ra80746%2547%
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là do điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn
Năm 2002, 2003 và đặc biệt năm 2004 nền kinh tế chịu nhiều tác động của các nạn dịch Sars, cúm gia cầm và sự tăng giá liên tục của các mặt hàng chủ yếu trong nước như: Vàng, xăng, dầu, chất đốt, sắt thép, và sau đó kéo theo giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng. Điều đó đã làm cho chỉ số giá cả tiêu dùng tăng lên một cách đột biến gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng.
Mặt khác do sự mất giá của tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho giá cả hàng hoá nước ta trở nên đắt giá so với hàng hoá của nước họ. Do vậy, làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế cũng theo đó mà suy giảm.
Thứ hai là khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế còn hạn chế, thói quen sử dụng tiền mặt còn nặng nề. Do đó dẫn đến số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ hiện đại còn chưa tương xứng với quy mô dân số trên địa bàn thành phố. Từ đó làm hạn chế sự phát triển dịch vụ của ngân hàng.
Thứ ba là sự tồn tại những vấn đề trong quan hệ kinh tế thương mại như: gian lận thương mại, trốn thuế, tham ô, khai khống để hưởng thuế VAT. Các doanh nghiệp, khách hàng này chủ yếu quan hệ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, vì vậy làm hạn chế các giao dịch thanh toán qua ngân hàng.
Thứ tư là sự phát triển dịch vụ ngân hàng chưa có sự liên kết, hợp tác bởi các ngành kinh tế. Thời gian qua các ngành như: Điện, nước, bưu điện, các hãng tiêu dùng… chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng. Hàng tháng các ngành này vẫn thực hiện cho cán bộ đi đến từng hộ gia đình, công ty thu tiền điện, nước, điện thoại nên hiệu quả rất kém vì phải tốn chi phí, mất nhiều thời gian, chưa kể
đến thất thoát do cán bộ đi thu chụp lợi. Nếu các ngành hợp tác với ngân hàng, hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, để làm được việc này rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các cấp, ngành có liên quan trong việc đưa ra các qui định cần thiết.
Tóm lại, có thể thấy rằng những nguyên nhân làm hạn chế phát triển dịch vụ chủ yếu thuộc về nguyên nhân chủ quan, từ việc hạn chế về chiến lược phát triển, trình độ đội ngũ cán bộ đến năng lực tổ chức thực hiện… Do đó, để có bước chuyển biến về phát triển dịch vụ, chi nhánh phải sớm có những giải pháp thích hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra "phát triển, an toàn và hiệu quả" trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng.
CHƯƠNG 3