Tái chế nhựa Poly (Metyl Metacrylat)

Một phần của tài liệu tổng hợp poly metyl metacrylat (Trang 32 - 35)

Nhựa Poly (Metyl Metacrylat) là loại nhựa có khả năng tái sinh. Người ta đã tái chế hoặc tái sử dụng một số nguyên liệu thô. Ví dụ, axit sulfuric thường được sử dụng trong quá trình ACH sản xuất Metyl Metacrylat có thể được tái chế (tái sinh) và tái sử dụng trong cùng quá trình. Ngoài ra, axit này được sử dụng có thể được chuyển đổi thành ammoni sunfat, một loại phân bón có giá trị, do đó phân tử axit sulfuric giống phục vụ cho sản xuất hai sản phẩm.

Khi bị nung nóng trong điều kiện thích hợp, các sản phẩm nhựa Poly (Metyl Metacrylat) đã không còn sử dụng được theo mục đích ban đầu có thể trả trở lại

monomer bắt đầu của nó là Metyl Metacrylat. Trước đây người ta thường sử dụng chì trong quá trình nung nóng chảy nhựa và có thể thu hồi monome tinh khiết đến 98%. Tuy nhiên vì điều kiện cần đảm bảo môi trường và sức khỏe nên đã có nhiều phương pháp mới được nghiên cứu đưa vào sử dụng nhằm thay thế vai trò của chì vốn rất độc hại.

Vật liệu tái chế có thể được sử dụng một lần nữa đến 100%, mà không có bất kỳ tổn thất. Điều đó không chỉ tiết kiệm nguyên vật liệu để sản xuất vật liệu mới, nó cũng làm giảm chất thải.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian làm việc khá nghiêm túc cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Hồng Liên, em đã hoàn thành tiểu luận tổng hợp Poly (Metyl Metacrylat).

Trong tiểu luận này em đã đưa ra các phương pháp sản xuất monome và tổng quan về các phương pháp tổng hợp polyme. Phương pháp chính để tổng hợp monome Metyl Metacrylat là đi từ nguồn nguyên liệu Axeton và HCN (phương pháp ACN) và trùng hợp tạo Poly (Metyl Metacrylat) theo phương pháp nhũ tương đang là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong thực tế.

Hiện nay Việt Nam chưa có nhà máy nào sản xuất sản phẩm này mà hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì thế nhu cầu có một nhà máy sản xuất Poly (Metyl Metacrylat) cũng như các sản phẩm liên quan là cần thiết. Tuy nhiên cần xem xét về mặt nguyên liệu, vốn đầu tư, công nghệ, nhà xưởng, khả năng cạnh tranh, mặt bằng…. Trong đó nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhất để từ đó đưa ra quyết định chọn công nghệ. Bên cạnh những công nghệ phổ biến đã được nêu ở trên thì việc nghiên cứu phương pháp tổng hợp monome từ C4 cũng nên được triển khai. Phương pháp mới này khá phù hợp với đặc thù nhiều khí như ở nước ta, song cũng còn khá nhiều vấn đề cần giải quyết như chuyển hóa các parafin C4 mạch thẳng thành dạng iso-olefin….

Vì hiểu biết còn hạn hẹp, nhiều khó khăn trong quá trình tìm tài liệu, công nghệ nên tiểu luẩn “Tổng hợp Poly (Metyl Metacrylat)” còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của cô.

Một phần của tài liệu tổng hợp poly metyl metacrylat (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w