Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 89 - 90)

II Khu vực miền núi 300,645 46.462 23.114 49,

3.3.7.2. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn

Để ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt NHCSXH cùng các tổ chức hội thường xuyên tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng...; làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH như cán bộ ngân hàng. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự là cánh tay vươn dài của NHCSXH.

Từ đó, hướng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro... Đồng thời, các thành viên ban quản lý tổ là cán bộ tuyên truyền về chính sách cho vay của NHCSXH. Ban quản lý tổ phải được thường xuyên dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ của NHCSXH, tổ chức hội cùng NHCSXH huyện sao gửi kịp thời đến tất cả tổ trưởng tổ vay vốn.

Trong thời gian qua, việc tập huấn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đối với đội ngũ cán bộ nhận làm dịch vụ uỷ thác cấp huyện, xã được thực hiện thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, trong số cán bộ được đào tạo với nhiều lý do khác nhau, có một số người hiện nay không làm nữa. Nên việc đào tạo cho cán bộ nhận ủy thác vẫn phải làm thường xuyên; đồng thời với việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, định kỳ hàng quý thông qua cuộc họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức hội cấp tỉnh, huyện, xã; ngân hàng thông báo các chính sách tín dụng mới cho cán bộ hội biết.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w