Các chiến lược kiểm thử tích hợp top-down và bottom-up có những ưu và nhược điểm. Ưu điểm của chiến lược này có xu hướng là nhược điểm của chiến lược khác.
Bảng 3.1 – So sánh kiểm thử top-down và bottom-up
Kiểm thử top-down Kiểm thử bottom-up
Ƣu điểm
1. Có ưu điểm nếu lỗi tập trung trên đỉnh của chương trình.
2. Khi các chức năng vào/ra được bổ sung, thì đưa ra các trường hợp kiểm thử sớm hơn.
3. Việc có chương trình khung sẽ sớm tạo ra một tư duy rõ ràng hơn và tạo tâm lý tốt khi kiểm thử.
1. Có ưu điểm nếu những lỗi chính xuất hiện về phía dưới của chương trình. 2. Các điều kiện kiểm thử dễ dàng được
tạo ra.
3. Việc quan sát các kết quả kiểm thử là dễ hơn.
Nhƣợc điểm
1. Module nhánh cụt bắt buộc phải được tạo.
2. Module nhánh cụt thường phức tạp hơn trong lần xuất hiện đầu tiên.
3. Trước khi những chức năng vào/ra được thêm, việc đưa ra các trường hợp kiểm thử tại nhánh cụt có thể rất khó khăn. 4. Việc tạo ra các điều kiện kiểm thử là
không thể hoặc rất khó khăn.
5. Việc quan sát đầu ra kiểm thử là khó khăn hơn.
6. Làm cho người ta nghĩ nhầm rằng việc thiết kế chương trình và kiểm thử là chồng chéo nhau.
7. Gây ra sự trì hoãn việc hoàn thành một module nào đó.
1. Các module điều khiển bắt buộc phải được tạo ra.
2. Chương trình như là một thực thể không tồn tại cho đến khi module cuối cùng được tạo ra.
Khi kiểm thử tích hợp được thực hiện, người kiểm thử cần chỉ ra các module tới hạn. Module tới hạn có một hoặc nhiều đặc trưng như sau:
Lựa chọn một số yêu cầu phần mềm
Có mức điều khiển cao (nằm tương đối cao trong cấu trúc chương trình).
Là phức tạp hoặc dễ xảy ra lỗi.
Có các yêu cầu thực hiện không rõ ràng.
Các module tới hạn cần được kiểm thử sớm nhất có thể. Hơn nữa, các kiểm thử hồi quy cần tập trung trên chức năng của module tới hạn.