Kiến trúc quản trị tích hợp OMP

Một phần của tài liệu Kiến trúc hệ thống quản trị mạng dựa trên xml (Trang 31)

OMP (Open Management Platform) đã xác định mục tiêu thị trƣờng và sử dụng các chiến lƣợc hoàn toàn khác nhau để tích hợp. Hệ thống đƣợc cài đặt dựa trên hệ thống quản trị hệ kế thừa. Các nhà cung cấp OMP đã nhanh chóng tìm kiếm thị trƣờng cho các chuẩn dựa trên LANs, tƣơng tự mạng LAN, máy chủ/khách và những hệ thống máy tính mới đƣợc thiết kế cho nhiều môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 1.8- Phƣơng pháp quản trị OMP

+ Phương pháp OMP để tích hợp Quản trị Mạng

Các hệ thống mạng đã đạt chuẩn bởi chuẩn đầu tiên trong giao thức quản trị mạng, cấu trúc thông tin quản trị, và một nhóm các thông tin quản trị. Sau đó, họ phát triển các sản phẩm dựa trên những chuẩn này. Tiếp theo những sản phẩm đƣợc phát triển giành cho quản trị mạng này đã đƣợc dùng trong nhiều năm. Mạng Internet đã có chuẩn trong giao thức quản trị mạng (SNMP - Simple Network Management Protocol), đƣợc kết hợp với SMI để định nghĩa thông tin quản trị. Trong lĩnh vực truyền thông nó đã đƣợc chuẩn hóa bởi CMIS / CMIP (Common Management Information Service/Protocol) kết hợp với SMI để định nghĩa thông tin quản trị. Mạng truyền thông hiện nay đang đƣợc chuyển đổi sang sử dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn TMN (Telecommunications Management Network).

Quản trị mạng OMPs ngày nay chủ yếu sử dụng SNMP để lấy các thông tin quản trị trực tiếp từ các tài nguyên mạng. Quản trị mạng OMPs đƣợc dựa trên hệ điều hành UNIX hoặc Windows NT. Các tính năng chính của quản trị mạng OMPs là giao diện chƣơng trình ứng dụng (API - Application Programming Interface), nó cho phép các nhà cung cấp tích hợp các modul phần mềm hoặc định nghĩa dữ liệu quản trị phức tạp (đƣợc gọi là thông tin quản trị cơ sở hoặc MIBs) trên máy chủ OMP. Các phƣơng pháp OMP đã tạo thị trƣờng cung cấp phần mềm độc lập để tạo ra các ứng dụng quản trị mạng và các công cụ quản trị có thể chạy trên các hệ điều hành. Ngoài ra, các nhà cung cấp hệ thống mạng còn đƣa ra các công cụ quản trị dựa trên hệ điều hành cho các sản phẩm của họ. (Ví dụ nhƣ Cisco hoặc BayNetworks Optivity) Do vậy nó loại trừ đƣợc sự nhất thiết phải sở hữu riêng một máy trạm EMS - Khả năng thêm vào nhiều loại modul phần mềm khác nhau trong hệ điều hành quản trị mạng OMPs.

Bởi chúng có giao thức truy cập đến các phần tử mạng, quản trị mạng OMPs, nên nó có thể thực hiện nhiều chức năng hơn MOMs. Ngày nay quản trị mạng OMPs cung cấp nhiều cảnh báo và giám sát hơn; Hệ thống này thƣờng tự động cung cấp thông tin cấu hình mạng, hiệu quả hoạt động giám sát, và phân tích giao thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hầu hết quản trị mạng OMPs không tập trung vào tự động cung cấp các phản hồi để đƣa ra lỗi, nhƣng chúng cung cấp lọc cơ bản và củng cố thông tin cảnh báo. Quản trị mạng OMP tập trung về việc tự động tìm ra cấu hình và thông tin tóm tắt.

Lợi ích của OMP trong quản trị tên miền đã đƣợc giới hạn. Hiện tại hệ điều hành quản trị mạng cung cấp giới hạn về chức năng tự động tìm ra các thiết bị quản trị, tìm kiếm MIBs cho từng thiết bị và quản lý sự kiện; Tuy vậy, chúng không yêu cầu nhà cung cấp phải độc lập giám sát các phần tử quản trị mạng, hoặc hệ thống đầu - cuối của quản trị mạng. Ngoài ra các nhà cung cấp thiết bị có thể yêu cầu mở rộng các MIBs để quản trị các thiết bị và giúp cho nhà cung cấp không phụ thuộc vào các ứng dụng chạy trên hệ điều hành để quản trị các sản phẩm cụ thể của họ.

+ Phương pháp OMP để tích hợp hệ thống và quản trị ứng dụng

Nhƣ đã nêu trên, những hệ thống quản trị mạng và ứng dụng cuả chúng đã đƣợc tham gia theo nhiều hƣớng khác nhau để tạo ra một giải pháp OMP. Các chuẩn phát triển trong cùng hệ thống quản trị mạng đã không đƣợc chấp nhận trong các hệ thống và ứng dụng của ngƣời dùng, chủ yếu là bởi các yêu cầu là khác nhau và các chuẩn bị phụ thuộc vào các công cụ quản trị mạng, nhƣ: sự chấp nhận của các phần tử quản trị, các chuẩn hƣớng đối tƣợng mới cho phát triển ứng dụng và thao tác giữa các đối tƣợng đã đƣợc phát triển, ví dụ: Hệ thống và các ứng dụng quản trị mạng, mức độ lớn hơn để quản trị mạng, các yêu cầu để tạo ra và thƣờng xuyên thay đổi của hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn các tài khoản ngƣời sử dụng, phân phối phần mềm và cập nhật đến hàng nghìn các máy vi tính, đồng bộ hóa tải dữ liệu, và lên kế hoạch thực hiện sao lƣu của hàng nghìn máy tính.

Trách nhiệm để quản trị các hệ thống và các ứng dụng đƣợc phân tán rộng rãi, trong khi quản trị mạng thƣờng là tập trung, bởi vì mạng sẽ trở thành một nguồn tài nguyên chung. Do đó, những công cụ cần thiết để phân vùng trách nhiệm quản trị và thi hành các chính sách quản trị cần phải đƣợc thực hiện phân tán nhiều hơn.

Kiến trúc hƣớng đối tƣợng phân tán càng thể hiện rõ hơn, ví dụ nhƣ: Common Object Request Broker Architecture (CORBA) là một mô hình cho tích hợp. Ngoài ra, còn có Microsoft Object Model (DCOM) đang trở thành một chuẩn trong lĩnh vực quản trị mạng.

Trong thị trƣờng máy tính, nơi hệ điều hành mạng (NOSs) của Microsoft và Novell thống trị, các hệ thống quản trị mạng của họ cũng chiếm cao hơn. Các sản phẩm này bao gồm khả năng in, tập tin và các dịch vụ quản trị, ngƣời quản trị, an ninh, kiểm tra thiết bị tự động, và các phần mềm cho hệ điều hành MS Windows 3.x, 95, NT, IBM OS / 2, Macintosh OS desktops.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với hệ điều hành UNIX, các nhà cung cấp đề xuất các sản phẩm quản trị của riêng họ, hiện nay nhà cung cấp hàng đầu về tích hợp quản trị trong hệ thống UNIX là IBM / Tivoli và CA Unicenter. Các sản phẩm này bao gồm khả năng in, tập tin và các dịch vụ quản trị, ngƣời quản trị, an ninh, kiểm tra thiết bị tự động, quản trị workload, và phân tán phần mềm. Ngoài ra, họ cung cấp cho khách hàng các giải pháp trợ giúp cho các vấn đề về ticketing và dịch vụ quản trị mạng, hoặc là của chính bản thân họ hoặc thông qua các giải pháp của bên thứ ba.

Các tính năng chính của hệ thống và ứng dụng quản trị OMPs là giao diện chƣơng trình trình ứng dụng (API - Application Programming Interface), nó cho phép các nhà cung cấp phần mềm có thể tích hợp các phân hệ quản trị dữ liệu phức tạp hoặc các định nghĩa vào OMP máy chủ. Các phƣơng pháp OMP đã tạo ra thị trƣờng cung cấp phần mềm độc lập, đó là việc tạo ra một loạt các hệ thống, các ứng dụng và các công cụ quản trị các ứng dụng có thể chạy trên các hệ điều hành. Ngoài ra, còn phải kể đến các hệ thống và ứng dụng quản trị cung cấp cho hệ điều hành dựa trên công cụ quản trị cho các sản phẩm của họ, cũng nhƣ khả năng thêm vào nhiều modul phần mềm khác nhau cho hệ điều hành cơ bản, cho các hệ thống và ứng dụng quản trị OMPs hàng loạt các tính năng để có thể thay thế MOMs.

Lợi ích của OMP trong các hệ thống và các ứng dụng quản trị tên miền là ở chỗ nó có khả năng làm tăng thêm những lợi ích thực sự trong quản trị tên miền. Ngoài ra, các các ứng dụng quản trị tên miền có thể quản trị các nguồn tài nguyên từ nhiều nhà cung cấp bằng cách lập bản đồ cho sự thực hiện quản trị khác nhau vào một mô hình thông tin chung. Do các mô hình thông tin chung hiện nay là không chuẩn, vì vậy các lợi ích đƣợc thực hiện bằng cách chỉ nắm giữ mô hình thông tin chung có ảnh hƣởng lớn đến các lợi ích. Nhƣ việc các hệ thống và ứng dụng quản trị chuẩn đang đƣợc phát triển cho phép một số yếu tố độc quyền sẽ biến mất, ví dụ nhƣ, mô hình thông tin quản trị Common Information Model (CIM) đang đƣợc phát triển bởi Desktop Management Task Force (DMTF).

1.4. Kết luận chương 1

Theo nhƣ những nghiên cứu tổng quan về quản trị mạng và các kiến trúc quản trị mạng đƣợc trình bầy trên, ta thấy mỗi một kiến trúc có những ƣu và nhƣợc điểm khác nhau. Nhƣng mục đích chung của các kiến trúc hiện có này là quản trị mạng. Hiện nay SNMP đƣợc triển khai và hỗ trợ rộng rãi. Nó là một giải pháp cho nhiều nhiệm vụ quản trị mạng, nhƣng không phải lúc nào cũng thích hợp, các vấn đề cơ bản khi sử dụng SNMP là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Các thông điệp trong SNMP là các nghi thức hồi-đáp đơn giản (máy trạm gửi yêu cầu, máy agent phản hồi kết quả) nên SNMP sử dụng giao thức UDP. Điều này nghĩa là một yêu cầu từ máy trạm có thể không đến đƣợc máy Agent và hồi đáp từ máy Agent có thể không trả về cho máy trạm. Vì vậy máy trạm cần cài đặt thời gian hết hạn (timeout) và cơ chế phát lại.

+ Quản lý mạng dựa trên SNMP có mức bảo mật thấp. Do dữ liệu không mã hóa và không có thiết lập cụ thể để ngƣng bất kỳ truy nhập mạng trái phép nào khi tên community và địa chỉ IP bị sử dụng để gửi yêu cầu giả mạo tới Agent.

+ Quản lý mạng dựa trên SNMP có mức khả chuyển thấp giữa các kiến trúc khác nhau. Vì cấu trúc thông tin quản lý của SNMP chỉ hỗ trợ giới hạn các kiểu dữ liệu.

+ Trong thực tế công việc không thể chỉ ra hết trong MIBs, với kiến trúc SMNP mức độ cung cấp kiểm soát là bị hạn chế.

+ Giao diện không thân thiện, khó phát triển các ứng dụng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng và các thiết bị mạng, đặc biệt là mạng Internet nhƣ hiện nay thì việc sử dụng SNMP là công cụ để quản trị ngày một suy giảm đi do những hạn chế nhƣ trên. Trong khi đó các đặc trƣng và khả năng của kiến trúc quản trị mạng dựa trên XML đang đứng đầu, có tiềm năng để cải tiến việc tƣơng tác giữa các công cụ quản trị mạng và các thiết bị quản trị. XML hỗ trợ các giao diện chƣơng trình ứng dụng, cho phép các dữ liệu phức tạp sẽ đƣợc mã hóa trong một định dạng mở rộng bằng cách sử dụng quy tắc đƣợc trình bày chi tiết chính xác và nhất quán với cú pháp. Quản trị mạng dựa trên XML là giải pháp quản trị mạng lý tƣởng cho việc giải quyết các hạn chế của các kiến trúc quản trị hiện có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

KIẾN TRÚC HỆ THỐNG QUẢN TRỊ MẠNG DỰA TRÊN XML (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Giới thiệu

Gần đây XML đã đƣợc áp dụng cho nhiều công nghệ quản trị mạng và nó cũng đã đƣợc đề xuất nhƣ là một cách thay thế cho các công cụ quản trị mạng hiện có. Hơn nữa hầu hết các thiết bị mạng hiện nay đã đƣợc nhúng vào các SNMP agent và đƣợc quản trị bởi SNMP manager; Nhƣng với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng, đặc biệt là mạng Internet cùng với sự phát triển của các thiết bị mạng kèm theo, thì quản trị mạng dựa trên SNMP là khó khăn và không hiệu quả. Để khắc phục những hạn chế của quản trị mạng dựa trên SNMP, quản trị mạng dựa trên XML đƣợc xem là một giải pháp tốt.

XML (Extensible Markup Language) là siêu ngôn ngữ đánh dấu mở rộng, đƣợc chuẩn hóa bởi W3C cho việc chuyển đổi dữ liệu trên Web, đƣợc sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, chuyển đổi dữ liệu, thƣơng mại điện tử và tạo các ứng dụng cụ thể. Nó hỗ trợ một vài chuẩn cụ thể nhƣ lƣợc đồ XML, mô hình đối tƣợng tài liệu (DOM), API(Application Programming Interfaces), XPath (XML Path Language), XSL (Style-sheet Language)… có rất nhiều giải pháp mang tính hiệu quả cho việc áp dụng các kỹ thuật liên quan đến XML cũng nhƣ những bổ sung để việc mở rộng quản trị mạng có thể thực hiện đƣợc. Việc sử dụng XML trong quản trị mạng hiện nay có rất nhiều lợi ích nhƣ:

 Lƣợc đồ XML có thể đƣợc sử dụng để định nghĩa cấu trúc thông tin quản trị theo nhiều cách mềm dẻo.

 Giao thức của XML phát triển rộng giống nhƣ HTTP đƣợc sử dụng để truyền dữ liệu chính xác.

 DOM APIs đƣợc sử dụng để dễ dàng truy cập và quản lý đa dạng dữ liệu từ các ứng dụng.

 Biểu thức XPath đƣợc sử dụng để truy cập các đối tƣợng địa chỉ hiệu quả mà không cần quản lý dữ liệu.

 XSLT đƣợc sử dụng để xử lý dữ liệu quản trị một cách dễ dàng và tạo ra các tài liệu HTML với đa dạng các giao diện ngƣời dùng.

 WSDL và SOAP đƣợc sử dụng để định nghĩa dịch vụ Web với các thao tác quản trị ở bậc cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Những kỹ thuật liên quan đến XML

* Lược đồ DTD và XML: XML có 2 phƣơng pháp cơ bản để định nghĩa về

cấu trúc tài liệu XML: Định nghĩa kiểu tài liệu (DTD) và lƣợc đồ XML. DTD sử dụng mẫu nội dung đặc trƣng cho từng phần tử. Miêu tả nội dung là một phần của phần tử, đƣợc giới thiệu trong DTD và chỉ định có trật tự số lƣợng của các phần tử mà nó đã đƣợc chứa đựng bên trong phần tử đƣợc giới thiệu; Đó là, DTD sử dụng đặc tính đặc trƣng cho từng phần tử tƣơng tự nhƣ mối quan hệ giữa các phần tử.

Do DTD không hỗ trợ mô hình thông tin phức tạp, nên lƣợc đồ XML đã đƣợc đƣa ra. Về thực chất lƣợc đồ XML là mở rộng các khả năng của XML DTDs.

Lƣợc đồ XML đƣợc xây dựng dựa trên XML, do vậy nó có thể phân tích và tính toán một cách chính xác các kiểu tƣơng tự nhau, nhƣ tài liệu XML thông qua chuẩn API. Lƣợc đồ XML hỗ trợ đƣợc nhiều kiểu tài liệu, trong khi DTD thì chỉ đƣa ra tất cả các chuỗi hoặc các chuỗi liệt kê đƣợc. Lƣợc đồ XML còn cho phép kế thừa các quan hệ giữa các phần tử và không gian tên.

* XSL và XSLT: XSL là ngôn ngữ đánh dấu định nghĩa minh hoạ các

phƣơng pháp để hiển thị tài liệu XML trên Web. Tài liệu XML chỉ miêu tả cấu trúc của nội dung. XSL chỉ ra cách hiển thị của một lớp tài liệu XML, thông qua miêu tả các trƣờng hợp của một lớp đƣợc thay đổi thành tài liệu XML; Đƣợc sử dụng để định dạng từ vựng. Nghĩa là, XSL cho phép XML tạo thành nội dung từ cách hiển thị. XSL chứa đựng 2 phần: Một là ngôn ngữ chuyển đổi tài liệu XML và một là từ vựng XML cho chỉ định dấu hiệu định dạng. Kiểu kỹ thuật bảng có thể chuyển đổi tài liệu là XLST (XSL Transformation). Nó là một trƣờng hợp con của kỹ thuật XSL, nó hỗ trợ đầy đủ việc chuyển đổi của tài liệu XML sang các dạng định dạng khác, giống nhƣ HTML hoặc các kiểu tài liệu XML khác. Lý do để đƣa ra dạng khác XSLT từ XML là do tài liệu XML có thể dễ dàng hiển thị định dạng cho ngƣời sử dụng bằng việc chuyển đổi tài liệu XML mà không cần ngôn ngữ định dạng.

* DOM và SAX: DOM là một ngôn ngữ nền tảng và độc lập với giao diện, nó cho phép chƣơng trình và kịch bản scrips cập nhật và truy cập động nội dung, cấu trúc và kiểu dữ liệu. DOM còn là một API kiểm tra tính hợp lệ HTML và hợp khuôn dạng tài liệu XML. Một API đơn giản cho XML là một xử lý sự kiện và chuỗi truy cập tài liệu XML. DOM phân tích tài liệu XML và tạo cây DOM, giữ cây

Một phần của tài liệu Kiến trúc hệ thống quản trị mạng dựa trên xml (Trang 31)