Giới thiệu chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật nội suy ảnh và ứng dụng (Trang 74 - 79)

3.2.1. Giao diện của chương trình

Chương trình được thiết kê bởi phần mềm Visual Basic 6.0

Lấy ảnh nguồn và ảnh đích trong ổ mặc định là ổ C, có tên là Lưu (C:\lưu\ danh sách các ảnh)

Ảnh nguồn yêu cầu có kích thước phù hợp với form đã thiết kế. - Ảnh nội suy có kích thước: Width 210 – Height 250

- Ảnh dùng để liệt kê danh sách các khung hình trung gian: Width 250 - Height 200

- Ảnh để thực hiện chức năng lọc ảnh: Width 150 - Height 150 - Ảnh để thực hiện chức năng thay thế ảnh: Width 300 - Height 380

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Một số kết quả của chương trình

a. Kết quả nhận được từ chức năng nội suy ảnh (morphing)

a. Kết quả nhận được từ chức liệt kê các ảnh trung gian (thêm ảnh)

Trong chức năng nội suy ta nhìn thấy các khung hình trung gian chuyển đổi liên tục nhưng không nhìn rõ từng khung hình trung gian, vì vậy trong chức năng liệt kê ta có thể cho vào một ảnh nguồn, một ảnh đích, phần mềm nội suy sẽ thực hiện nội suy ra một loạt các hình ảnh trung gian.

Ảnh chụp 3.6: Hình ảnh nhận được chức năng liệt kê Ảnh chụp 3.5: Hình ảnh nhận được chức năng nội suy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Kết quả nhận được từ chức năng lọc (Filter Image)

Chức năng này cho phép ta cho vào từ hai ảnh trở nên sau đó lấy trung bình và cho ra một ảnh mới bằng cách lấy trung bình các ảnh.

c. Kết quả nhận được từ chức năng thay thế ảnh (SubImage)

Ảnh chụp 3.6: Hình ảnh nhận được từ phép lọc ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là chức năng phụ của chương trình, chức năng này chỉ mang tính chất liệt kê. Tuy nhiên ta có thể cho vào một ảnh nguồn và một ảnh để khái thác, kết quả của phép SubImage cho ra một ảnh mới (ảnh kết quả) là kết quả của phép thay thế ảnh.

Nói chung trong phần mềm nội suy đã cài đặt chủ yếu chỉ đi về nội suy cho ra các ảnh trung gian và tạo ra một file video, phần mềm cũng cho phép chạy file video đó.

Để chạy phần mềm yêu cầu máy phải cài Visual Basic 6.0. Khi thực hiện chạy phần mềm, yêu cầu phải có một file ảnh, có chứa các ảnh với kích thước đã định (đây chính là ảnh nguồn và ảnh đích dùng để tạo nguồn cho file ảnh nội suy, các ảnh dầu vào này yêu cầu phải ở dạng file có đuôi *.bmp, 24 bít), file ảnh này được lưu trong ổ mặc định là ổ D với tên file là lưu (D:\ lưu). Khi chạy chức năng ghi file video (Save video) phần mềm mặc định chỉ ra đường dẫn, file video được lưu vào trong ổ C với tên là Myavi (C:\Myavi). Khi dãy các ảnh nội suy (ảnh trung gian) được sinh ra, trong phần mềm mặc định được ghi vào ổ C (20 khung hình trung gian được sinh ra).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN KẾT LUẬN

Mỗi luận văn là một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế, Quá trình làm luận văn cũng là quá trình đúc kết kinh nghiệm của mỗi người.

Qua quá trình làm luận văn, sau khi phân tích, tìm hiểu chung về các thuật toán nội suy, em đã bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức quý giá. Em đã tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về các phương pháp nội suy ảnh và một số ứng dụng của nó. Em đã có thêm những kiến thức mới về xử lý ảnh trong công việc sử dụng nội suy để phóng to, bóp méo ảnh, quay ảnh, sinh ảnh trung gian cùng với các ứng dụng của nó, hiện tượng răng cưa cũng như vỡ hạt trên hình ảnh được cải thiện rất nhiều khi thực hiện nội suy, các hình ảnh trung gian được sinh ra tạo cho hình ảnh trở nên tự nhiên như thực. Em đã tìm hiểu được 5 phương pháp nội suy ảnh, với thuật toán và ứng dụng của nó. Các phương pháp nội suy ảnh em nghiên cứu ở đây không đi sâu về quá trình tìm ra giá trị nội suy như trong toán học mà chủ yếu việc tìm ra giá trị nội suy dựa vào các điểm lân cận. Tùy vào phương pháp nội suy mà đó là lân cận 2 hay lân cận 4. Tuy nhiên trong luận văn em có đi sâu giới thiệu về phương pháp nội suy song tuyến tính (Bilinear interpolation), nội suy tam giác (Affine) sử dụng tọa độ barycentric, và nội suy không gian để sinh các cảnh trung gian. Đây là 3 phương pháp có ưu điểm hơn cả trong việc khắc phục các hiện tượng răng cưa,vỡ hạt, lấp lỗ hổng, sinh ảnh… tiết kiệm được thời gian thực hiện giải thuật.

Sau một quá trình nghiên cứu làm luận văn với sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Năng Toàn, một số thầy cô trong Viện Khoa học Công Nghệ và Trong Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên, em đã học được cách tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu một vấn đề khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới. Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, mặc dầu bản thân đã rất nỗ lực, cố gắng, đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài và đã nhận được sự chỉ bảo, định hướng tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các anh, chị đi trước. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian và khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, hạn chế về mặt kiến thức của bản thân, nên chưa có được kết quả thực sự hoàn hảo. Kính mong các thầy cô giáo cũng như các bạn đồng nghiệp chỉ bảo và giúp đỡ.

Hướng phát triển:

Luận văn tuy đã đi sâu nghiên cứu về một số phương pháp nội suy ảnh, đưa ra được 2 ứng dụng thực sự của nội suy ảnh đó là sinh ra hình ảnh khuyết thiếu(hình ảnh trung gian), ta đưa vào một một ảnh nguồn và một ảnh đích, phương pháp nội suy không gian sẽ thực hiện nội suy ra các khung ảnh trung gian, các khung ảnh này biến đổi liên tục tạo thành một file video, có thể chạy được file video đó để quan sát quá trình sinh ảnh trung gian. Ứng dụng thứ hai là đi nắn chỉnh một cuốn sách (sau quá trình nắn chỉnh có sử dụng phương pháp nội suy để làm đẹp ảnh), nhưng trong phạm vi của luận văn em chưa mới cài đặt được ứng dụng thứ nhất. Nhưng hiện nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin nói chung và của các kỹ thuật xử lý ảnh nói riêng thì đòi hỏi cần phải đi sâu hơn nữa để nghiên cứu thêm các ứng dụng mới của nội suy ảnh, nghiên cứu thêm một số phương pháp nội suy khác nữa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật nội suy ảnh và ứng dụng (Trang 74 - 79)