ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây (Trang 96 - 100)

Hệ thống mạng không dây được xây dựng tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên không phải là một hệ thống có quy mô lớn. Tuy nhiên việc bảo đảm an toàn và bảo mật các thông tin là vô cùng quan trọng. Nếu dữ liệu bị đánh cắp hoặc có thể bị sửa đổi thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới quá trình quản lý và uy tín của nhà trường. Chính vì vậy mà yêu cầu bảo mật cho hệ thống được đặt lên hàng đầu. Với việc thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh, hiện nay hệ thống mạng này đang hoạt động rất ổn định, các kết quả kiểm tra về khả năng bảo mật thông tin cho thấy sự an toàn của hệ thống và sự bảo mật này vẫn sẽ đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai của nhà trường. Điều này góp phần quan trọng cho sự phát triển lâu dài của trường cũng như đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên nhanh chóng thuận tiện an toàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tương lai hệ thống cần được trang bị các công cụ và các biện phát bảo mật mạnh hơn nữa vì công nghệ càng phát triển thì các cuộc tấn công vào hệ thống càng tinh vi và nguy hiểm hơn, có tầm ảnh hưởng lớn hơn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Vấn đề bảo mật cho hệ thống mạng không dây luôn là một vấn đề hết sức khó khăn và được đặt ở vị trí rất quan trọng trong hầu hết các bản thiết kế mạng, tuy nhiên, để có thể có được một giải pháp hoàn hảo cho mọi tình huống là một điều gần như rất khó. Chính vì vậy, khi thiết kế hệ thống mạng, chúng ta phải dựa trên cơ sở, yêu cầu thực tế của hệ thống, cân nhắc giữa các lợi hại của các phương pháp để đưa ra các chính sách bảo mật hợp lý nhất. Trong thực tế xây dựng hệ thống mạng không dây cho nhà trườngđều có sự tham gia của các thành phần khác nhau và có những yêu cầu bảo mật khác nhau. Phân tích kỹ lưỡng các điều này giúp ta quyết định biện pháp nào là phù hợp nhất với hệ thống.

Với mong muốn giúp các nhà quản trị mạng có thể xây dựng các giải pháp bảo mật tốt hơn cho hệ thống mạng không dây, trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ không dây hiện nay và trong tương lai, đề tài "Một số vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây" của em đã nghiên cứu được một số vấn đề sau: - Tìm hiểu tổng quan về hệ thống mạng không dây, các giao thức, cách truyền dẫn dữ liệu, khả năng chống nhiễu, dải tần, cũng như một số vấn đề về kỹ thuật của hệ thống mạng không dây.

- Trình bày được các đặc điểm về mạng không dây, và một số các điểm yếu trong bảo mật cũng như các hệ thống bảo mật sẵn có của hệ thống mạng không dây.

- Tìm hiểu một số các phương pháp tấn công cơ bản trong hệ thống mạng không dây. Từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp cho hệ thống.

- Nghiên cứu một số phương pháp đã được sử dụng để cải thiện tính bảo mật của hệ thống mạng không dây, đề xuất sử dụng các phương pháp trong việc thiết kế hệ thống mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đã ứng dụng thực tế vấn đề bảo mật trong hệ thống mạng không dây tại trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên, đã đem lại kết quả tốt.

Trong khuôn khổ của luận văn, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức phân tích và đưa ra một số các nhận xét về các biện pháp và công cụ bảo mật đã có cũng như các phương thức bảo mật đang được phát triển và sử dụng với hệ thống mạng không dây. Nhằm cung cấp thêm cho người quản trị mạng có cái nhìn tổng quan hơn về các công nghệ hiện hành và khả năng bảo mật thật sự của hệ thống mạng không dây, từ đó ra quyết định lựa chọn phương án bảo mật cho hệ thống của mình.

Tuy nhiên do thời gian có hạn và còn nhiều hạn chế về kiến thức nên trong quá trình thực hiện luận văn, không tránh khỏi có những sai sót. Em mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn sẽ có thể hoàn thiện hơn, có ích hơn trong thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andrew Tanenbaum Prentice Hall (4th Ed 2003), Computer Networks Problem Solutions.

2. Chris Hurley, Michael Puchol, Russ Rogers, Frank Thornton (2004),

Wardriving: Drive, Detect, Defend. A Guide to Wireless Security, Syngress Publishing, New York, US.

3. Gilbert Held (2003), Security wireless LANs, Wiley Publishing, US. 4. Hossam Afifi, Djamal Zeghlache (2003), Application & Services in Wireless Networks, KoganPage, UK.

5. Jahanzeb Khan (2003), Building Secure Wireless Networks with 802.11,

Wiley Publishing, US.

6. Merriu Maxim David Po11ino (2002), Wrireless Security, Mcgram- Hi11, United States of America.

7. Rob Flickenger (2003), Building Wireless Community Networks, Second Edition, O'rei11y, US.

8. Rob Flickenger (2003), Wireless Hacks, O'reily & Associates, Inc, United States of America.

9. Russe11, D.V. (2002), Wireless security Essentials, Wiley Publishing, Inc, United States of America.

10. Tara M. Swaminatha, Charles R. Elden (2003), Wireles Security and Privacy. Best Practices and Design Techniques, Addison Wesley, Boston, United States of America.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây (Trang 96 - 100)