5.2 .1 Tồn tại:
- Do khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp,các nội dung, phạm vi nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định. Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế về số lượng và địa phương đại diện.
- Chưa sử dụng được nhiều phương pháp lập biểu khác nhau. Đề tài mới chỉ nghiên cứu qua hệ giữa thể tích với đường kính và chiều cao tại một số địa phương mang tính đại diện. Vì vậy khi yêu cầu độ chính xác cao, đề tài chưa đáp ứng được, cho nên phải cần có kinh nghiên cứu sâu hơn nựa.
- Các kết quả đưa ra đều là dựa vào lần đầu nghiên cứu vì vậy mà độ tin cậy chưa cao. Cần có nghiên cứu lặp lại bổ xung thêm chắc chắn cho kết luận đó.
- Thời gian thực tập ngắn, cộng thêm các điều kiện thời tiết, dụng cụ trang thiết bị đầu tư thiếu thốn… điều này cũng làm giảm đi độ chính xác của kết quả.
- Biểu lập trên cơ sở tài liệu là những cây được phép khai thác (kích thước lớn) liệu có thể sử dụng cho những cây kích thước nhỏ không?
5.2 .2 Kiến nghị :
- Đề tài cần được nghiên cứu trên diện tích rộng và ở nhiều nơi khác
nhau để có thể so sánh các kết quả với nhau. Từ đó đưa được các biện pháp tác động phù hợp đối với đối tượng nghiên cứu.
- Kết quả thu được từ đề tài này chỉ nên áp dụng trong khu vực Nghệ An, nếu muốn áp dụng rộng ra các khu vực khác cần nên nghiên cứu thêm.
- Cần tiến hành nghiên cứu thêm về những đặc tính sinh vật học khác của loài để hoàn thiện hơn nữa việc hiểu biết về đặc tính sinh vật của loài phục vụ cho công tác gây trồng, chăm sóc.
- Cần có những nghiên cứu lặp lại để kiểm tra kết quả nghiên cứu nhằm tạo độ chính xác cao hơn nữa.
- Cần phải kéo dài thêm thời gian để đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn.
– Thí nghiệm thêm các phương pháp lập biểu và lựa chọn phương pháp tốt nhất.
- Cần bố sung thêm các dụng cụ để việc thu thập số liệu được dễ dàng hơn.
Hướng dẫn sử dụng bảng biểu
a) Với biểu thể tích lập theo đường kính và chiều cao
Biểu được sử dụng để điều tra trữ lượng cho lô rừng (trữ lượng gỗ thân cây cả vỏ, trữ lượng gỗ thân cây không vỏ, trữ lương gỗ sản phẩm). Sai số xác định các loại trữ lượng nhỏ hơn 5%.
Khi sử dụng biểu điều tra trữ lượng cho lô rừng, thực hiện các bước sau:
1. Lập ô tiêu chuẩn: Để tăng tính đại diện, mỗi lô rừng lập 3 ô tiêu chuẩn, diện tích ô là 200m2 (thay cho ô diện tích 500m2 ). Bố trí 3 ô điều tra ở 3 vị trí cách đều nhau trên tuyến chạy dọc lô rừng, sao cho 2 ô ở đầu tuyến cách đường ranh giới lô không dưới 10m. Ô điều tra có dạng hình tròn với bán kính 7,98m.
2. Đo đường kính: Đo chu vi (kí hiệu là C) thân cây bằng thước dây ở vị trí độ cao cách mặt đất 1,3m tất cả cây trong ô, sau đó quy ra đường kính theo công thức D=.
3. Đo chiều cao: Đo chiều cao vút ngọn tất cả cây trong ô bằng thước đo cao Blumeleiss (đơn giản hơn là đo chiều cao 30 cây sau đó vẽ đường cong chiều cao hoặc tính quan hệ H/D).
4. Sắp xếp cây vào từng cỡ kính: Trong các biểu thể tích, trị số giữa cỡ kính là số chẵn với cự li 2 cm, vì thể giới hạn dưới và giới hạn trên từng cỡ là số lẻ. Căn cứ vào cự li cỡ kính, xếp cây vào từng cỡ chung cho cả 3 ô điều tra.
5. Tính chiều cao bình quân cho những cây thuộc từng cỡ kính.
6. Tra thể tích trong biểu thể tích: Dựa vào trị số giữa cỡ kính và chiều cao bình quân từng cỡ kính, tra biểu tìm thể tích.
Tùy theo mục đích điều tra mà chọn biểu thể tích lập theo thể tích thân cây cả vỏ, thể tích thân cây không vỏ hay thể tích gỗ sản phẩm.
7. Tính tổng thể tích cho các ô điều tra: Tổng thể tích này (kí hiệu là Mô) là tổng thể tích của các cỡ kính. Thể tích của từng cỡ kính bằng tích số giữa thể tích tra biểu với số cây tương ứng.
8. Tính trữ lượng lô rừng: Trữ lượng lô rừng được tính theo đơn vị m3 /ha theo công thức: M/ha=*10000.
Trường hợp có máy tính thì không nên sắp xếp cây theo cỡ kính, mà thay trực tiếp D và H từng cây vào phương trình thể tích. Phương trình thể tích được cho ở hàng trên cùng của mỗi biểu thể tích.
b) Với biểu thể tích lập theo đường kính
Biểu được sử dụng để điều tra trữ lượng cho lô rừng (trữ lượng gỗ thân cây cả vỏ, trữ lượng gỗ thân cây không vỏ, trữ lương gỗ sản phẩm). Sai số lớn nhất xác định đều nhỏ hơn 10%. Cụ thể sai số lớn nhất xác định trữ lượng gỗ cả vỏ, trữ lượng gỗ không vỏ, trữ lượng gỗ sản phẩm tương ứng là 5,70%; 5,57%; 6,75%.
Khi sử dụng biểu điều tra trữ lượng cho lô rừng, các bước điều tra và tính toán về cơ bản giống như khi xác định trữ lượng bằng biểu thể tích lập theo D và H, điểm khác là không đo chiều cao và khi tra biểu tìm thể tích chỉ dựa vào trị số giữa cỡ đường kính.