Nhân viên Công ty quảng cáo Golden Communication Group Nhiều người trong

Một phần của tài liệu Giản Tư Trung- Người kinh doanh kiến thức (Trang 72 - 93)

Communication Group. Nhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm việc đôi khi

như quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định "mình là ai", "mình thực sự muốn gì" và "mình

phải làm gì". Bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc đời mình? Hành trình của cuộc đời.

Khi được hỏi rằng, bạn nghĩ cụm từ "Lập chiến lược cho cuộc đời" có quá to tát hay không?", bạn Nguyễn Công Chính, sinh năm 1980, từng là du học

sinh học bổng AusAID của Chính phủ Úc, người xây dựng website dịch tiếng Anh, Pháp vdict.com và website raovat123.com tâm sự "Có thể ngôn từ làm nó trở nên to tát, nhưng tôi nghĩ đó là điều mà ai cũng phải làm. Tôi đã có những chiến lược cho cuộc đời mình từ rất lâu. Đó là các định hướng, phương châm sống, cách bạn tự đặt mục tiêu và cách bạn thực hiện để hoàn thành những mục tiêu đó. Đối với tôi, cuộc hành trình của cuộc đời không

phải cứ đi lang thang mà phải có những đích đến, ngắn hạn cũng như dài hạn".

Nguyễn Công Chính cũng cho biết thêm mục tiêu trong 10 năm tới là điều hành một công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với mục đích giúp mọi người Việt Nam có thể tiếp cận được các tiện nghi của thương mại điện

tử và sự phát triển của công nghệ trên thế giới. Hiện nay, Nguyễn Công Chính đang xây dựng và đưa vào hoạt động website www.vdict.com để có thể giúp người sử dụng internet Việt Nam tiếp cận thông tin trên internet dễ

Mỗi bạn trẻ ngày nay đều có kế hoạch tương lai để định hướng cho cuộc sống của mình - Ảnh: D.Đ.Minh

dàng hơn, tiếp theo sau đó là các công cụ giúp giao lưu văn hóa và các cầu nối về công nghệ và thương mại.

Không những đặt ra kế hoạch 10 năm, Chính còn bảo "Còn trong 30 năm tới, tôi muốn có được những ý tưởng và ứng dụng giúp thay đổi thói quen và nâng cao chất lượng sống của hàng triệu người trên thế giới, giống như công nghệ thông tin đã làm trong 30 năm nay. Đây là một mục tiêu không dễ dàng và đòi hỏi một sự nỗ lực và học hỏi liên tục, nhưng đó là một đích đến mà

tôi muốn đạt tới. Chiến lược cuộc đời của tôi là làm từ những việc nhỏ, nhưng luôn phải hướng tới một mục đích lớn. Hãy làm tốt những gì mà mình

làm tốt trước, nhưng phải dám chấp nhận mạo hiểm, thử thách và không ngừng học hỏi".

Chiến lược vì một cộng đồng.

Trong khi đó, bạn Ngô Tuấn, cũng một thanh niên trẻ thế hệ 8X, hiện đang là Assistant Brand Manager của nhãn hàng Lipton - tập đoàn Unilever thì tâm sự về một "chiến lược" của mình: "Ý tưởng về một quán cà phê "bán lợi

nhuận" và "vì cộng đồng" cũng đã nung nấu trong tôi hơn 2 năm nay, từ lúc thấm dần dần bài hát Imagine của John Lennon và xem những hình ảnh tư liệu của anh lúc còn hoạt động cho hòa bình ở Amsterdam. Và cả chuỗi cửa

hàng Oxfam ở Anh nữa, nơi mà người ta hoạt động vì người nghèo, lợi nhuận được tạo ra là để đóng góp cho cộng đồng. Ý tưởng đó khiến tôi nghĩ

về một chuỗi quán cà phê mang phong cách của những nhà phản chiến hiện đại, đậm chất nhân bản.

Không khí của quán sẽ là hơi da diết nhưng không bi lụy, nơi mà mọi người đều có thể trải lòng mình ra mà hướng tới một chút "Chân - Thiện - Mỹ". Và

có lẽ cái quán đó sẽ mang tên "Humanist Kafé". Và đương nhiên, lợi nhuận tạo ra từ quán sẽ được dành 50% cho cộng đồng người nghèo địa phương

nơi quán hoạt động, đặc biệt là Hội trẻ em mồ côi và khuyết tật".

Ý tưởng đó của Tuấn trong thời gian qua cũng chỉ mới dừng lại ở ý tưởng vì Tuấn đang bận khá nhiều việc tại tập đoàn Unilever. Cái kế hoạch cũng đang

dở dang, công cuộc huy động vốn và kiếm nguồn vốn cũng chỉ mới dừng lại ở một mảnh đất nhỏ 100m2 của bố mẹ. Nhưng những ngày gần đây, ý tưởng đó lại trở nên sôi sục hơn vì Tuấn đang cảm nhận sự ngắn ngủi của cuộc đời

và tự cảm thấy hãy hành động ngay thay vì cứ sống ảo vọng trong ước mơ của mình. Chính vì vậy mà trên địa chỉ blog của cá nhân mình, Tuấn đang rủ

rê mọi người cùng mối quan tâm bắt tay xây dựng chuỗi cà phê Humanist này.

Hãy bắt đầu trước khi quá muộn.

Có thể nói, trong giới trẻ, bên cạnh những bạn có những chiến lược cuộc đời bình thường, như có một công việc ổn định, thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu một tháng, trong vòng 2 năm đến phải có chồng, có vợ, ba năm mua được nhà, 5 năm có con... hay là những kế hoạch như mua được xe hơi, nuôi được bố mẹ già ở quê... thì cũng có khá nhiều bạn trẻ có những ước mơ lớn lao và táo bạo. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi đọc đâu đó trên báo có một bạn trẻ từ bỏ vị trí một quản lý cấp cao với mức lương hàng ngàn USD để đi lập một công ty mà ban đầu chỉ có từ lỗ đến lỗ..., hay một bạn trẻ tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, không dưng lại chui về xứ "khỉ ho cò gáy" để

làm nhân viên trong một khu cai nghiện. Đó là vì mỗi người đã chọn cho mình một chiến lược cuộc đời khác nhau. Xác định được mình muốn gì, mình là ai, mình đang như thế nào... sẽ là một bước đầu tiên thành công để

bạn có thể lập cho mình một "chiến lược cuộc đời" phù hợp.

Thế nhưng, cho dù muốn trở thành ai và làm được gì đi nữa, mỗi người trong chúng ta cần có những bước chuẩn bị

căn bản, nói như ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE: "Trái đất này là của chúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn cầu về sự vận động của thế giới, mọi người cần ý thức sâu sắc về nơi

mình đang sống, vị trí mình đang đứng. Khoa học, công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến với mỗi cá nhân chúng

ta và chỉ còn phải nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn bị cho mình một nền tảng

vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ tư duy tốt. Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn".

Harry Nguyễn - Project Manager của FPT:

Lập kế hoạch để không trật "đường ray" cuộc đời.

Theo tôi, lập chiến lược cho cuộc đời là một việc cần và buộc phải làm - đặc biệt đối với lớp trẻ. Bởi vì sống có mục

đích sẽ giúp chúng ta không bị trật "đường ray" trong lúc vận

chuyển trên đường đời. Tôi nghĩ rằng ai không có tham vọng trong công việc mình đang làm thì không nên làm

công việc đó nữa. Có tham vọng sẽ làm hết mình và đi đến tận cùng trong công việc -

Tôn vinh sự học của doanh nhân

Ông Giản Tư Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty PACE - đơn vị được đánh giá là đào tạo chức danh giám đốc hàng đầu Việt Nam hiện nay -

cho biết sẽ tổ chức buổi lễ tôn vinh sự học hành của doanh nhân vào ngày 18/2 tại TP.HCM.

Theo ông Trung, sự học của các doanh nhân rất đặc biệt. doanh nhân phải học trong lúc vẫn gánh nhiều lo toan hằng ngày và sự học đó không chỉ vì cá

nhân mà còn vì mục tiêu lớn hơn là phát triển doanh nghiệp, phồn vinh của đất nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay... Vì thế ông Trung cho rằng sự học của doanh nhân xứng đáng được tôn vinh và đây cũng là dịp để

đẩy mạnh tinh thần học tập trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.

Truyền thông cần biết nói "xin lỗi" với doanh nghiệp

Có phản ánh: Báo chí còn chưa công bằng với doanh nhân. Khi doanh

nhân ở tù thì đưa lên trang nhất, còn khi được khen thì đưa vào trang trong.

Thời cuộc của những người có khả năng "biến không thành có"

bài học quý giá trong công việc chứ - bạn nhỉ? Trước đây,

tôi không làm plan cho cuộc đời gì cả - sống rất thoải mái -

nhưng bây giờ khi trưởng thành thêm - đi nhiều biết nhiều tôi thấy một cuộc đời bắt

buộc phải có một kế hoạch. Các nước tiên tiến các em bé đã biết lập rõ ràng kế hoạch từ

cấp 1, cấp 2 rồi. Có kế hoạch thì chúng ta sẽ biết mình ở đâu

trong 5 năm nữa, 10 năm tới và không bị mù mờ về ngày

mai của mình.

Vì thế lập chiến lược cho cuộc đời là yêu cầu cấp thiết cho

3 doanh nhân thành đạt đối thoại cùng TBT TS, ông Nguyễn Anh Tuấn.

Cuộc trò chuyện giữa TBT Nguyễn Anh Tuấn và ông Đoàn Văn Kiển, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam; ông Giản Tư Trung, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty PACE và Th.S Trần Vũ Hoài, Giám đốc Công ty Thiên Ngân đã đề cập đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và truyền thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở tù thì ra trang nhất, được khen thì vào trang trong

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Đứng từ phía doanh nhân, các anh thấy cái nhìn

của xã hội với mình ra sao? Truyền thông là tấm gương phản chiếu xã hội, quan hệ của các anh với truyền thông ra sao? Các anh còn trăn trở hay nỗi buồn gì không? Nhân ngày của các anh, ngày tôn vinh các anh, các anh hãy chia sẻ với chúng tôi.

Ông Giản Tư Trung: Cách nhìn của truyền thông với doanh nghiệp - doanh nhân đã khác rất nhiều.

Trong một buổi hội thảo giữa doanh nghiệp với truyền thông, một số anh em đưa ra ý kiến với các Tổng biên tập, rằng: Một số báo, trong một số trường hợp chưa công bằng với doanh nhân. Khi doanh nhân ở tù thì đưa lên trang nhất, còn khi doanh nhân được khen thì đưa vào trang trong.

Theo tôi, có nhiều cách thức khác nhau để nhìn mọi thứ công bằng hơn.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nghĩa là các anh thấy truyền thông chưa công

bằng với doanh nhân?

Ông Giản Tư Trung: Không phải vậy. Hiện nay có một số tờ báo đi cùng

mắc của họ, đồng thời góp phần chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, niềm vui nỗi buồn. Còn với những tờ báo mà đối tượng độc giả là toàn xã hội thì họ cũng phản ánh doanh nhân như một phần của xã hội đó.

Để có hình ảnh của doanh nhân trong xã hội thì truyền thông đóng vai trò cầu nối. Trong một số cuộc thăm dò dư luận, hình ảnh doanh nhân đã cao hơn nhiều, nhưng chưa thật cao. Doanh nhân Việt Nam muốn được xã hội tôn trọng, được giới truyền thông chia sẻ nhiều hơn, truyền tải thông điệp chính xác hơn, thì chỉ có một cách: Phải làm được gì cho đất nước này. Khi doanh nhân gánh vai trên vai một sứ mạng cho cộng đồng thì truyền thông và cả xã hội sẽ có cái nhìn tốt đẹp.

Có lẽ vì "nghề" này mới phát triển ở Việt Nam nên chưa thể có vị trí như trên thế giới. Một số doanh nhân Nhật Bản được xem như những vị anh hùng của dân tộc, dù họ kiếm được nhiều tiền, nằm trong số những người giàu nhất thế giới. Họ được trân trọng vì họ đem lại những lợi ích cho quốc gia, dân tộc.

Ông Trần Vũ Hoài: Anh Tuấn có hỏi, "Phải chăng truyền thông không

công bằng với doanh nhân"? Nhưng tôi lại muốn dùng một từ khác, "cân bằng". Trong công việc, chúng tôi tiếp xúc rất nhiều với các anh chị nhà báo, và phần lớn họ có thái độ tích cực. Nhưng công việc nhà báo có những đòi hỏi, đặc trưng riêng, nên có việc cần đưa lên trang nhất, có việc phải đưa vào trang trong?

Khi chúng tôi dùng từ "cân bằng", chúng tôi muốn có tiếng nói hai chiều, không nên khen - chê quá, nên cho người trong cuộc được nói lên suy nghĩ. Bản thân tôi chưa thấy có cuộc phỏng vấn nào với người phá sản trong kinh doanh. Khi phản ánh giới doanh nghiệp thì thất bại cũng là một kinh

nghiệm, một bài học rất cần thiết. Tôi muốn đề nghị truyền thông có sự phản ánh cân bằng về hoạt động của giới doanh nhân.

Nhà báo, quan chức, doanh nhân - có năm bảy đường!

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Còn anh Kiển, anh có "vất vả" gì với truyền thông

không?

Ông Đoàn Văn Kiển: Tôi chia sẻ ý kiến với anh Hoài. Phải nhìn thẳng vào

thực tế: doanh nhân cũng có năm bảy đường doanh nhân, nhà báo cũng có năm bảy đường nhà báo, quan chức cũng có năm bảy đường quan chức. Có người thật tận tâm sáng suốt, có người thế này thế khác. Khó có thể tránh được có những nhà báo không công tâm.

Doanh nhân phải tự vượt lên chính mình, thì nhà báo cũng phải phấn đấu. Trong xã hội có những nhà báo quá dễ dàng, không điều tra xem xét kỹ mà vẫn viết bài, thậm chí có lúc đánh hội đồng, dù không đủ sức thuyết phục, thậm chí anh này xào bài của anh kia. Bên cạnh đó, cũng có những nhà báo vô cùng tâm huyết, đi sâu tìm hiểu cặn kẽ nhiều chiều, đưa lên những bài báo, những phóng sự tác động đến toàn xã hội. Tôi rất kính trọng những nhà báo như thế. Như đợt lũ lụt vừa qua, báo chí đã làm rất tốt vai trò của mình. Tôi chia sẻ với sự cân bằng mà anh Hoài vừa nói đến, bởi trong xã hội

chúng ta ngày nay, giới doanh nhân đã có đóng góp rất lớn trong tăng trưởng GDP 8,1% trong 9 tháng đầu năm. Và chính truyền thông đã góp phần tích cực vào sự phát triển của các doanh nghiệp.

Tôi chỉ có 1 đề nghị nhỏ, là giới báo chí cũng cần bình tĩnh khi có chuyện xảy ra với một doanh nghiệp, bởi đôi khi một bài báo có thể khiến một doanh nghiệp bị phá sản, nhất là những doanh nghiệp nhỏ. Nếu anh nhìn không cẩn thận, còn phiến diện mà đã vội vàng đưa lên trong một phóng sự

thì sẽ gây hậu quả. Cũng không nên rút tít quá sốc khi viết về tiêu cực. Sao không dành những tít ấn tượng ấy cho bài viết về những doanh nhân đã đóng góp được nhiều cho đất nước? Sự cân bằng là ở đó. Giới doanh nhân sẽ bình tâm hơn, và truyền thông đúng là cầu nối để doanh nhân đến với xã hội nhanh hơn.

Hiện nay, dư luận đã công bằng hơn, dân trí đã cao hơn nhiều. Chẳng hạn, cùng một vụ việc mà các báo đưa tin khác nhau thì công luận cũng nhanh chóng tìm đến được với sự thật. Dư luận bây giờ rất quan tâm đến kinh doanh, những doanh nghiệp làm ăn có lãi và tiếp tục chia sẻ với người nghèo thì xã hội rất trân trọng. Nếu hành lang pháp lý rộng hơn thì sẽ còn làm được nhiều hơn nữa.

Bạn bè quốc tế có lần hỏi tôi đánh giá thế nào về người Việt mình, tôi đã trả lời: "Người Việt chúng tôi có năng lực, được đào tạo bài bản hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng chúng tôi còn nghèo, cần phải bứt phá". Ta không nên chỉ nghĩ đến chuyện nhận FDI đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mà còn phải nghĩ đến chuyện đầu tư ra nước ngoài. Giới doanh nhân có dám nghĩ đến điều đó hay không?

TS không muốn làm phương hại đến DN

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Đây là một câu hỏi rất lý thú của bạn Trần Thu

Hương, TP. HCM dành cho tôi: Thứ nhất, với tư cách là một tờ báo, TS đã bao giờ làm cho một doanh nghiệp điêu đứng chưa? Thứ hai, khi viết bài về doanh nghiệp nhà nước, TS có quan điểm và đánh giá như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi xin trả lời như sau, chúng tôi chưa làm "hại" một doanh nghiệp nào, nhưng khi đưa tin, chúng tôi vẫn còn đôi lần sai sót. Nhân ngày doanh nhân

Một phần của tài liệu Giản Tư Trung- Người kinh doanh kiến thức (Trang 72 - 93)