Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực (Trang 39 - 42)

1.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, thì việc chọn mẫu nghiên cứu là bước hết sức quan trọng thì có liên quan trực tiếp tới kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ nghiên cứu phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả chọn mẫu điều tra theo định hướng phân mẫu làm 3 nhóm mang tính đại diện cho 3 vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau của huyện Định Hoá. Xuất phát từ định hướng đó, tôi chọn 3 xã sau để điều tra các hộ lấy mẫu.

- Xã Bảo Cường: Đại diện cho các xã thuộc vùng trung tâm, là vùng có ít nguồn lực tự nhiên nhưng địa hình tương đối bằng phẳng, nằm kẹp giữa hai dãy núi cao. Bảo Cường nằm sát với trung tâm văn hoá, kinh tế- văn hoá của

huyện là thị trấn Chợ Chu, cho nên thuận tiện về giao thông, giao lưu kinh tế, xã hội, điều kiện tốt để tiếp cận thị trường.

- Xã Linh Thông: Đại diện cho các xã thuộc vùng ven, đặc trưng của các xã vùng này là nhiều núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh. Là vùng có nhiều nguồn lực tự nhiên, nhưng xa trung tâm, giao thông khó khăn, không thuận tiện cho việc tiếp cận thị trường và giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội.

- Xã Điềm Mặc: Đại diện cho các xã thuộc vùng giữa, đặc điểm địa hình của các xã của vùng này là đồi bát úp tương đối thoải, độ dốc không lớn, mạng lưới suối, khe lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào, đất đai tốt. Vùng này có nguồn lực tự nhiên vừa phải, giao thông khá thuận tiện, không khó cho việc tiếp cận thị trường cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá. Ngoài tiềm năng phát triển nông nghiệp đây còn là vùng có thế mạnh về phát triển du lịch vì có nhiều khu di tích lịch sử văn hoá.

Để đảm bảo cho quá trình phân tích, xử lý thống kê thì số lượng mẫu điều tra cho mỗi nhóm phải tối thiểu là 30 mẫu. Trong luận văn này tác giả sẽ điều tra lấy 40 mẫu cho mỗi nhóm, tổng cộng của 3 nhóm là 120 mẫu.

b. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo của địa phương, qua Phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và các cán bộ có trách nhiệm ở Địa phương.

c. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau, ở đây tác giả sử dụng các biện pháp sau:

+ Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xấy dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về cấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ.

+ Họp dân: Đây là hình thức thảo luận tập thể. Người điều tra sẽ gợi mở các câu hỏi, các thành viên trong cộng đồng sẽ thảo luận để đưa ra câu trả lời. Sử dụng phương pháp này cho phép khai thác được nhiều thông tin có tính xác thực cao hơn và huy động được nhiều người cung cấp thông tin.

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

1.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi đã điều tra sẽ được mã hoá và nhập vào máy vi tính. Để xử lý số liệu thông thường, sử dụng phần mềm excel; để kiểm định số liệu, sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS.

Để phân tích những tác động đến kết quả sản xuất của hộ, tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích (CD).

Hàm CD có dạng: 2 1 3 3 2 2 1 1 .... bn D D n b b b X X X e e AX Y  Trong đó:

Y: biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập của hộ

X: là các biến độc lập. Trong mô hình X là các yếu tố sản xuất của hộ D : là các biến giả định

Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và chạy trên phầm mềm EXCEL.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực (Trang 39 - 42)