Phương pháp định giá phân tích chiết khấu dòng tiền

Một phần của tài liệu Hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp dưới góc nhìn tài chính (Trang 47)

f. Các Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp

2.4.1.1 Phương pháp định giá phân tích chiết khấu dòng tiền

Analysis Valuation Method):

Phương pháp này gồm hai biến chính là dòng tiền tương lai và tỷ suất sinh lời mong muốn. Thực tế, phương pháp này là được sử dụng nhiều nhất. Về lý thuyết, phương pháp này có thể được áp dụng dễ dàng khi hai biến này có thể dự đoán được với độ tin cậy nhất định. Theo số liệu của PricewaterhouseCoopers, có khoảng 90% nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích chiết khấu dòng tiền.

Về thực tiễn khi áp dụng, phương pháp này khá phức tạp vì nó đòi hỏi khả năng phân tích, dự đoán tốt tình hình hoạt động kinh doanh trong tương lai, xác định tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp. Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng đối với phương pháp này. Điều này đòi hỏi người định giá phải có tầm quan sát tốt, nhận định những rủi ro, dự báo được xu hướng vĩ mô (lạm phát, lãi suất, chỉ tiêu kinh tế) và vi mô (các yếu tố tác động có khả năng làm thay đổi dòng tiền của doanh nghiệp), cũng như dự báo được tìm năng hoạt động của doanh nghiệp. Với những yếu tố này thì trình độ kỹ năng của các chuyên viên định giá tại Việt Nam còn hạn chế, chưa có khả năng nắm bắt và bao quát hết tầm nhìn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp dự kiến bị phá sản, phương pháp này không xem doanh nghiệp là sự đầu tư luôn tiếp diễn và tạo ra dòng tiền dương cho nhà đầu tư. Ngay cả đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ nhưng còn có thể tồn tại được cũng rất khó khăn khi áp dụng vì dòng tiền sẽ phải được dự báo cho đến khi đạt được dòng tiền dương bởi việc chiết khấu về hiện tại một dòng tiền âm sẽ cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp âm.

Một phần của tài liệu Hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp dưới góc nhìn tài chính (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)