1.
1.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Pháp
Đào tạo công chức là khâu quan trọng trong quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực khu vực công ở cộng hòa Pháp. Việc đào tạo được tiến hành thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng năm, có lộ trình dài hạn để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ, từng ngành, từng địa phương.
Nhà nước đảm bảo công chức làm việc xuốt đời, được đào tạo và đào tạo lại thường xuyên. Luật công chức năm 1966 quy định; đào tạo thường xuyên là bắt buộc đối với công chức. Có hai loại hình đào tạo: Đào tạo ban đầu dành cho số công chức mới được tuyển dụng và đào tạo thường xuyên dành cho số công chức đã làm việc nhiều năm. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với công chức.
Luân chuyển công chức ở Cộng hòa Pháp là thường xuyên, công chức đang làm việc tại các bộ, cơ quan trung ương có thể điều chuyển, luân chuyển về làm việc tại các địa phương. Có ba hình thức điều động, luân chuyển; Điêu chuyển theo quy chế; Điều chuyển không bắt buộc cho phép; Điều chuyển công chức lớn tuổi. Do đó phải động viên hỗ trợ công chức lớn tuổi luân chuyển thông qua tư vấn về thị trường lao động. Tất cả các cải cách đó nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tạo điều kiện cho công chức tăng khả năng thích nghi, thăng tiến trong sự nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh trong công việc.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo công chức được coi là một khâu quan trọng không thể thiếu trong tất cả các cấp của nền hành chính nhà nước. Kế hoạch đào tạo được tiến hành theo bốn bước: Tìm hiểu thực tế, đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng nội dung đào tạo và tổ chức trển khai thực hiện. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên các yêu tố bên trong và bên ngoài, dựa trên yêu cầu đào tạo của từng cá nhân công chức và phải phù hợp, gắn kết mục tiêu phát triển của đơn vị.