THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
3.2.2.2. Nhận diện chênh lệch tạm thời khoản mục Nợ phải thu:
Trường hợp 1: Kế toán ra hóa đơn 100 triệu đồng nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Theo kế toán, nợ phải thu = 0. Theo thuế, vì đã xuất hóa đơn nên thuếđã tính vào doanh thu chịu thuế. Do đó, nợ phải thu = 100.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 0 – 100 = - 100
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được ghi nhận như một tài sản thuế hoãn lại (TK243) trên bảng cân đối kế toán và làm giảm chi phí thuế hoãn lại (TK8212) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Khoản chênh lệch tạm thời nợ phải thu này được ghi nhận đồng bộ với chênh lệch tạm thời phát sinh trên khoản mục hàng tồn kho. Năm sau, khi có đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, kế toán sẽ ghi nợ phải thu = 100, thuế sẽ ghi nợ phải thu = 0. Khoản nợ phải thu này được hoàn nhập vào năm sau.
Trường hợp 2: Nợ phải thu là 200 triệu đồng. Kế toán lập dự phòng nợ phải thu theo tỷ lệ 20% số dư. Khi đó, nợ phải thu theo kế toán = 160. Thuế chỉ cho phép lập dự phòng các khoản thỏa điều kiện của thông tư 13/2006/TT-BTC. Giả sử khoản nợ
phải thu này không thỏa mãn điều kiện được lập dự phòng. Khi đó, nợ phải thu theo thuế = 200.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 160 – 200 = - 40
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được ghi nhận như một tài sản thuế hoãn lại (TK243) trên bảng cân đối kế toán và làm giảm chi phí thuế hoãn lại (TK8212) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Khoản chênh lệch tạm thời này được hoàn nhập khi thu hồi nợ phải thu.