2006 đoạn 2000 – 2006

Một phần của tài liệu Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển (Trang 28 - 55)

trong giai đoạn đầu của tiến trình phát triển trong việc thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu chính thức về thị phần. Có những số liệu nằm ở các bộ ban ngành quản lý và điều tiết các ngành cụ thể hoặc cơ quan thuế hoặc từ các nguồn tư nhân như các công ty chuyên nghiên cứu thị trường. Ngay cả những số liệu này cũng không thuận lợi có được, có nhiều chỗ không thống nhất và chưa có một hệ thống để kiểm tra chéo sự chính xác. Tuy nhiên, các kết quảđược tính toán trong phần này đều sử dụng các số liệu chính thống của Tổng cục Thống kê và có thể

Bảng 8. Mức độ tập trung kinh tế trong các ngành sản xuất tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006 Năm CR4 trung bình (%) HHI trung bình 2000 37.22 1151 2001 35.13 999 2002 35.12 832 2003 32.37 684 2004 33.13 682 2005 30.89 631 2006 29.41 470

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCKT

Ngoài một số ít các ngành có mức độ tập trung kinh tế gia tăng, chủ yếu là các ngành thuốc lá và dệt may (CR4 tăng lần lượt 27% và 26%), hầu hết tất cả các ngành khác đều cho thấy mức giảm đáng kể. Đây là một bằng chứng về sự dịch chuyển từ thị trường độc quyền hoặc độc quyền nhóm sang thị trường cạnh tranh hơn trong một số ngành. Bảng 9 tóm lược các ngành có sự thay đổi lớn nhất trong cấu trúc thị trường.

Bảng 9. Các ngành công nghiệp có mức giảm tập trung kinh tế theo CR4 và HHI lớn nhất giai đoạn 2000 – 2006

Ngành Thay đổi CR4 (%) Thay đổi HHI

1 Thiết bị máy tính và văn phòng -47.57 -8,880.59

2 Giấy -37.58 -633.79

3 Sản phẩm hóa dầu -23.94 -1,274.54

4 Máy cơ khí chung -18.96 -271.60

5 Xe máy -15.93 -445.39

Nguồn: TCKT và Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam (Cục QLCT)

Các ngành có mức giảm CR4 lớn nhất là những ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong thập niên vừa qua và hầu hết thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ. Sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài) tiếp sau việc cắt giảm các quy định điều tiết nhằm phân tán cấu trúc thị trường trước đây nằm dưới sự kiểm soát của một số ít các doanh nghiệp nhà nước lớn. Chẳng hạn, sau 3 năm, từ

lượng thuần các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường (số doanh nghiệp mới gia nhập trừ số

doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường) đã gia tăng 125%, từ 2.464 lên 548.9 doanh nghiệp. Mặt khác, có 3 khả năng giải thích sự gia tăng trong CR4ở một số ngành như sau:

(i) Số lượng các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường hoặc tái cấu trúc do những biến

động bất lợi của thị trường lớn hơn số lượng doanh nghiệp mới gia nhập.

(ii) Một số lượng nhỏ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Ví dụđiển hình là ngành dệt may. Năm 2004, nhóm 3 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Tainan Knit Fabrics Ltd (Vietnam), Dệt May Phong Phú và Dệt Hà Nội (có thị

phần lần lượt là 6%, 5% và 4%). Nhưng đến năm 2006, vị trí các doanh nghiệp lớn thứ hai và thứ ba đã bị thay thế bởi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tại thời điểm đó, 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Hualon Corporation Ltd., Hưng Nghiệp Formosa và Tainan Knit Fabrics (Vietnam) chiếm tới 40% thị phần. Thị phần 60% còn lại được chia cho hơn 1.000 doanh nghiệp còn lại trong ngành.

(iii) Ngành đó là ngành độc quyền nhà nước. Chính phủđã kết hợp một số doanh nghiệp nhà nước độc lập cùng hoạt động trong một ngành để lập ra một doanh nghiệp nhà nước lớn (chẳng hạn trong ngành chế biến thuốc lá) do đó đã làm tăng đáng kể mức độ tập trung. Danh sách 19 ngành độc quyền nhà nước này bao gồm từ các ngành sản xuất trang thiết bị quốc phòng tới ngành xuất bản, thuốc lá, dịch vụ bưu chính,... (Xem Phụ lục 4)

Quyền sở hữu của doanh nghiệp thống lĩnh

Xét về quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp hàng đầu trong mỗi ngành, không có gì ngạc nhiên là phần lớn nhất (trên 50%) do nhà nước kiểm soát, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí thứ hai với 30-35%. Các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 20% tổng số loại doanh nghiệp này (Hình 5). Những kết quả này là quan trọng vì cung cấp những bằng chứng mới thể hiện sự thống lĩnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù thực tế

là các thị trường đang dần được mở cửa và các hàng rào gia được được hạ xuống đáng kể, phần lớn trong tổng số 120,000 doanh nghiệp tư nhân vẫn thuộc diện doanh nghiệp vừa và nhỏ - trong đó 91% có vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ và 98.77% sử dụng dưới 300 người lao

động. Trong khi đó, chỉ 76 tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã chiếm tới 40% GDP và 28,8% tổng thu ngân sách nội địa (không bao gồm dầu thô và thuế xuất nhập khẩu)8.

Hình 5. Quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp dẫn đầu trong tất cả các doanh nghiệp

Nguồn: TCKT và Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam (Cục QLCT)

Một kết quảđáng chú ý là, trong giai đoạn 2004 – 2005, tỷ trọng khối phi nhà nước trong nhóm 3 doanh nghiệp tại 20 ngành có mức độ tập trung cao nhất gần như tương đương với cả

nền kinh tế. Tuy nhiên, tới hết năm 2006, toàn bộ các doanh nghiệp thuộc nhóm 3 doanh nghiệp dẫn đầu trong 20 ngành đều là doanh nghiệp nhà nước (Hình 6). Kết quả này quan trọng vì ngoài các chỉ số khác thể hiện sự thống lĩnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước, nó cho thấy tác động tức thì trong sự thay đổi cấu trúc trong các ngành được chỉ định thuộc quyền kiểm soát của các tập đoàn kinh tế theo mô hình Hàn Quốc được thành lập trong những năm gần đây bởi các quyết định hành chính của chính phủ9.

9 Hiện tại, có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm trong các ngành chủ chốt (điện lực, bưu chính viễn thông, cao su, dệt may, công nghiệp tàu thủy, bảo hiểm, than và khoáng sản, dầu khí, công nghiệp xây dựng, viễn thông quân đội, hóa chất, phát triển nhà và đô thị. Các tập đoàn này nhận được nguồn đầu tư rất lớn cũng như các sự trợ giúp khác của nhà nước. Theo một báo cáo của Bộ Tài chính, tính tới tháng 12/2007, tổng nợ của 70 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước là 28 tỷ USD (tương đương với 40% GDP)

Hình 6. Quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp dẫn dầu trong 20 ngành có mức độ tập trung cao nhất

Nguồn: TCKT và Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam (Cục QLCT)

Khả năng sinh lời và mức độ tập trung

Một nghiên cứu năm 2004 của tác giả Vũ Quốc Huy đã cho thấy một kết quả đáng lưu ý: Có một mối tương quan thuận chiều mạnh giữa khả năng sinh lời và mức độ tập trung kinh tế

- hệ số tương quan giữa các biến là 0.41. Kết quả này không quá ngạc nhiên nhưng nó đã xác nhận rằng các hạn chế và hàng rào gia nhập thị trường là có lợi cho các doanh nghiệp hiện

đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều diễn ra như vậy. Một số ngành, cho dù đã được bảo hộ, nhưng vẫn có kết quả hoạt động kinh doanh rất kém xét theo tiêu chí lợi nhuận.

Các chỉ số kết quả tài chính đối với một số doanh nghiệp nhà nước được tóm lược trong Bảng 10. Nghiên cứu không thể rút ra một kết luận có tính chắc chắn cao về tính hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trong so sánh với các doanh nghiệp ngoài quốc gia trong cùng ngành kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ và cạnh tranh tương đối gắn với các ngành khác nhau nhìn chung có thểđược sang tỏ phần nào từ các số liệu này. Chẳng hạn, ngành xi măng, trong đó Tổng Công ty Xi măng Việt Nam kiểm soát khoảng một nửa tổng sản lượng – có mức lợi nhuận biên cao hơn mức trung bình rất nhiều, thể hiện mức độ cạnh tranh bị giới hạn, sự khó khăn trong việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường, cũng như sự kiểm soát giá chặt chẽ

trong ngành. Không chỉ có một hệ thống các nhà phân phối và thành viên riêng tại các thành phố lớn, mối quan hệđặc biệt với Bộ Xây dựng cũng tạo nhiều thuận lợi để Tổng Công ty Xi măng có nhiều lợi thế mà không một đối thủ cạnh tranh nào có thể có được. Trong khi đó,

ngành mía đường đang gặp nhiều khó khăn đã chứng kiến các chỉ số thu nhập trên tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE) âm mặc dù cũng được hoạt động trong cùng cơ chế

kiểm soát giá cả và quản lý tương tự. Các ngành thủy sản và dệt may đều có mức độ mở cửa thị trường rất cao (tỷ lệ giữa xuất khẩu trên tổng sản lượng) và phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Mặc dù hầu như không nhận được

ưu đãi, hỗ trợ hoặc can thiệp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những ngành này vẫn chứng tỏ rằng họ có thể đạt được tính cạnh tranh cao, ngay cả khi cạnh tranh với đối thủ nước ngoài trên thị trường thế giới.

Bảng 10. Kết quả tài chính của một số tổng công ty nhà nước (%)

Ngành Li nhun biên thun ROA ROE

Giấy 13.2 1.8 3.5 Thép 7.1 3.1 6.0 Xi măng 27.4 13.9 22.5 Thức ăn chăn nuôi 11.3 4.0 14.3 Cao su 29 8.3 9.9 Đường 1.5 -2.6 -17.5 Hải sản 3.4 1.4 7.4 Dệt may 10.3 4.0 5.7 Dịch vụ cảng biển 23.2 4.3 5.8 Nguồn: Packard (2004) Các rào cn cnh tranh

Các rào cản cạnh tranh tại Việt Nam có thểđược phân chia thành 2 loại như sau:

(i) Các rào cản thể chếđối cạnh tranh: Bao gồm các rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị

trường, các thị trường yếu tố (lao động, tài chính, đất đai,...), thương mại quốc tế, điều chỉnh giá, hoạt động nghiên cứu và phát triển được coi là các rào cản đáng chú ý nhất ở Việt Nam (CUTS 2004).

(ii) Các rào cản cá biệt đối với cạnh tranh: Một doanh nghiệp hoạt động trên một thị

trường nhất định sẽ phải đối với các hành vi phản cạnh tranh, bao gồm hiện tượng độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh, các thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường và từ chối giao dịch. Các rào cản về cạnh tranh này được thảo luận chi tiết hơn trong phần sau. Phần này chỉ

phân tích một số rào cản thể thể quan trọng nhất đối với cạnh tranh thường xuất hiện ở Việt Nam.

Mặc dù cơ chế kinh tế chỉ huy tập trung đã được bãi bỏ cách đây 2 thập niên, các quy định kiểm soát của chính phủ và quyết định hành chính vẫn phổ biến và được coi là có những tác

động không tốt đối với cạnh tranh trên thị trường. Chi phí của hoạt động kinh doanh tại Việt nam cao hơn so với nhiều nước láng giềng từ lâu đã được nhìn nhận là một trong những trở

ngại cho tăng trưởng và phát triển. Các nhân tố như hệ thống thuế và lệ phí không phù hợp, chi phí vận tải bất hợp lý và tình trạng không nhất quán của các cơ quan thuế và hải quan cũng là những nhân tố cần tính tới của doanh nghiệp trước khi quyết định gia nhập vào thị

trường mới.

Một rào cảo có tầm quan trọng đáng kể là hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ và chồng chéo

điều tiết các hoạt động kinh tế. Sự yếu kém của hạ tầng pháp luật kết hợp với một hệ thống hành chính phức tạp nhiều thủ tục. Nhiều ý kiến đánh giá rằng, các văn bản dưới luật do các bộ ngành và địa phương ban hành có ý nghĩa trong thi hành hơn cả các văn bản luật. Thông thường thì các văn bản này đưa ra các hạn chế và/hoặc các yêu cầu nhiều hơn đối với hoạt

động kinh doanh.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh bình đẳng đó là sự đối xử phân biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chẳng hạn, theo Luật Tài nguyên khoáng sản thì giấy phép tiếp cận các mỏ khoáng sản chỉ được cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Nếu không có các hợp

đồng với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thể kinh doanh trong các ngành bị hạn chế như vậy. Hệ quả là, mặc dù hoạt động kém hiệu quả, các doanh nghiệp nhà nước vẫn thu được sức mạnh thị trường gần như độc quyền trong một số đáng kể các ngành quan trọng. Chẳng hạn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm tới 94% tổng sản lượng điện, Tập đoàn Than Khoáng sản kiểm soát 97% sản lượng than, Tổng công ty Thuốc lá cung cấp 63% nguồn cung thuốc lá, Tổng công ty Giấy chiếm 50% sản lượng giấy và Tập đoàn Dầu khí thống lĩnh hoạt động khai thác dầu thô. Trong những năm gần đây, thậm chí vị trí thống lĩnh của các tập đoàn kinh tế còn được củng cố hơn, đặc biệt là kể từ khi có các diễn biến bất lợi trên thị trường toàn cầu sau khủng hoảng 2008 – 2009.

Mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp, chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh

Khi bàn đến vấn đề thiết lập ưu tiên chính sách ở Việt Nam, có ít nhất hai dòng quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất được chia sẻ tại nhiều cơ quan chính phủ và được cộng đồng doanh nghiệp trong nước ủng hộ mạnh mẽ, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang phải

đối mặt với cạnh tranh không công bằng trên chính sân nhà với các tập đoàn đa quốc gia lớn. Do đó, việc thiết kế một khuôn khổ khả thi để có thể giúp giải quyết vấn đề này là yếu tố then chốt. Một chính sách công nghiệp theo kiểu Hàn Quốc, có mục tiêu tạo ra các “đầu tầu kinh tế” có khả năng cạnh tranh quốc tế được nhiều cơ quan chính phủ cũng như lãnh đạo khối doanh nghiệp nhà nước ủng hộ. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng nguyên nhân chính của môi trường cạnh tranh hạn chếở Việt Nam là bắt nguồn từ vị trí thống lĩnh của khu vực nhà nước. Khu vực tư nhân mới được hình thành đã cho thấy ngay cả nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, dù trực tiếp hay gián tiếp, hoạt động của họ có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, tổng thể nền kinh tế sẽ có lợi nếu độc quyền nhà nước được bãi bỏ và một sân chơi bình đẳng được thúc đẩy thông qua chính sách cạnh tranh. Các quan sát của chúng tôi từ

kinh nghiệm lịch sử các nền kinh tế phát triển dường như có phần ủng hộ lập luận rằng trên thực tế độ ưu tiên cao hơn cần đặt về phía chính sách công nghiệp trong giai đoạn đầu của tiến trình phát triển, như các văn bản chính thức đã nêu rõ.

Điều quan trọng là cần xem xét bản chất của các nhóm chính sách kinh tế khác nhau, đặc biệt là chính sách công nghiệp và chính sách cạnh tranh (và một chính sách khác có liên quan chặt chẽ là chính sách thương mại), là rằng có một sự xung đột tiềm ẩn giữa một bên là chính sách cạnh tranh hướng tới ngăn chặn hoặc điều tiết sức mạnh thị trường và bên kia là chính sách công nghiệp hướng tới tạo lập sức mạnh thị trường cho các doanh nghiệp nhà nước trong một số ngành nhất định.

Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đại hội Đảng thông qua, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Chính phủ là đưa đất nước “về cơ bản trở thành một nước công nghiệp và hiện đại vào năm 2020”. Hướng tới mục tiêu đó, một số biện pháp đặc thù đã được áp dụng, bao gồm sự trợ giúp đối với khu vực nhà nước để xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Chiến lược tập trung vào “phát triển nhanh các ngành tận dụng tốt nhất lợi thế cạnh tranh của đất nước, kiểm soát thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu”,

Một phần của tài liệu Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển (Trang 28 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)