Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 76)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.1.Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng Hỷ là một huyện miền núi với nền nông nghiệp độc canh, tự cấp tự túc, lao động nông nghiệp chiếm 65%, năng suất lao động thấp. Do đó, đời sống của nhân dân trong huyện nhất là đời sống của bà con nông dân còn nhiều khó khăn. Mặc dù có những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, song với cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu là một trở ngại đối với việc phát triển kinh tế của huyện nói chung và với nông nghiệp nói riêng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện để phân công lại lao động, phân bố lại dân cƣ giữa các vùng, các ngành. Số lao động từ nông nghiệp dôi ra sẽ là nguồn lao động phục vụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả về lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, về ngành nghề, về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tập trung chuyên canh, về trình độ khoa học - công nghệ, về cơ cấu thành phần kinh tế… làm biến đổi bộ mặt nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại đi đôi với khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.

Trong sản xuất nông nghiệp của huyện, các cơ sở tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng mở rộng sản xuất hàng hóa. Một số cơ sở bƣớc đầu đã hình thành vùng lúa, vùng chuyên canh rau, trồng hoa, cây cảnh; hình thành một số trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Thời kỳ 2005 - 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 8,6%, trong đó trồng trọt tăng 7,7%, chăn nuôi tăng 10,9%. Năm 2007 đàn bò tăng 15,4%, đàn lợn tăng 43,9% so với năm 2005. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi gia cầm và thủy sản cũng không ngừng tăng. Trong trồng trọt vừa đẩy mạnh thâm canh vừa mở rộng diện tích, chuyển một phần diện tích lúa sang chăn nuôi, thả cá và trồng màu. Phát triển các loại rau xuất khẩu nhƣ: ớt, tỏi, hành, dƣa chuột; hình thành vùng rau sạch, vùng trồng hoa tập trung ở Ngọc Lâm.

Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng thay đổi theo. Đây là một xu hƣớng tất yếu của quá trình chuyển hóa từ nền sản xuất tiểu nông lên sản xuất lớn. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp, trƣớc hết là trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Giảm lao động trồng cây lƣơng thực, chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giảm lao động trồng trọt và tăng lao động trong chăn nuôi.

Thực tế hiện nay cho thấy rằng, nguồn lao động ở nông thôn huyện Đồng Hỷ còn dôi dƣ khá lớn, quỹ đất nông nghiệp canh tác ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa ngày càng tăng, các trung tâm công nghiệp xây dựng ngày càng nhiều; do vậy không thể dung nạp thêm số lao động đang ngày càng tăng thêm. Mặt khác, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, nhu cầu về lao động trong những tháng nông nhàn chỉ bằng 30-40% mức nhu cầu lao động bình quân hàng năm. Trong khi đó nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần ở nông thôn phát triển chậm hơn ở thành thị, vì vậy sự đa dạng về việc làm cũng ít hơn và nét phổ biến ở nông thôn là thiếu việc làm. Để giải quyết vấn đề này Đồng Hỷ đã chọn con đƣờng kết hợp phát triển nông nghiệp toàn diện với mở rộng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Về sự thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đƣợc biểu hiện ở kết quả điều tra những năm gần đây nhƣ sau:

Bảng 2.11 Sự thay đổi cơ cấu GDP và lao động

Đơn vị: (%) Ngành kinh tế 2005 2006 2007 1. Nông nghiệp - GDP - Lao động 44,70 86,23 40,60 76,04 36,47 73,59 2. Công nghiệp, xây dựng

- GDP - Lao động 24,40 7,36 31,40 11,60 29,65 14,00 3. Dịch vụ - GDP - Lao động 30,90 6,41 28,00 12,36 33,86 12,41

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ

Căn cứ vào bảng trên ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, biểu hiện tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP có xu hƣớng giảm dần và tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng phải thay đổi cho phù hợp. Song, ở Đồng Hỷ hiện nay có sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nên gây ra hiện tƣợng thiếu việc làm và thất nghiệp. Mặt khác, khu vực nông nghiệp

chiếm tỷ trọng lớn trong lực lƣợng lao động xã hội từ 73-86%, điều đó cho thấy khả năng chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực khác rất khó khăn, bởi lao động ở huyện có chất lƣợng thấp, số lao động dôi ra chủ yếu là chƣa qua đào tạo. Chính vì vậy làm cho tỷ lệ thiếu việc làm trong nông nghiệp ngày càng tăng. Đây là một mâu thuẫn lớn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm ở huyện Đồng Hỷ. Định hƣớng tới cần tập trung giải quyết vấn đề chất lƣợng lao động, phải đầu tƣ cho công tác dạy nghề đúng mức, khuyến khích phát triển công tác dạy nghề đa dạng nhằm bù đắp những lỗ hổng chất lƣợng hiện tại. Có nhƣ vậy các biện pháp giải quyết việc làm mới có cơ hội thực thi.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 76)