Giải pháp của Vedan để vực dậy sau sự cố sai phạm

Một phần của tài liệu Tác đông của vấn đề vedan xả thải ra sông thị vải và các giải pháp khắc phục (Trang 31 - 35)

3 .2 Giải pháp của Chính phủ

3.3 Giải pháp của Vedan để vực dậy sau sự cố sai phạm

• Sử dụng thông cáo báo chí và phương tiện truyền thông, các cơ quan ngôn luận về việc đã nghiêm túc chấp hành bồi thưởng và xử lí sai phạm. Thậm chí, sau 10 năm, Vedan vẫn sử dụng vụ việc này như một bài học và đưa các hình ảnh mình đã chấp hành đúng các quy định về việc xử lí chất thải để làm đẹp hơn hình ảnh doanh nghiệp. • Tiến hành giải ngân đúng lúc, kịp thời. Đến năm 2011, Vedan đã tiến hành giải ngân 2 đợt như cam kết, đúng thời hạn. Việc này đã được xác nhận từ phía chính quyền địa phương và người dân, các hộ gia đình được nhận bồi thường. Nhờ đó, hình ảnh của Vedan trước công chúng cũng phần nào được phục hồi.

• Vedan cũng chủ động đề xuất và thanh toán các chi phí của Chính phủ liên quan đến giám sát, điều tra, phân tích sự việc trên cả 3 vùng, dự kiến chi phí mỗi vùng là 500.000.000 VNĐ.

• Tái sản xuất các sản phẩm của Vedan trên thị trường. Các đơn vị bán lẻ đã chấp nhận nhập hàng của Vedan sau một thời gian từ chối bày bán các sản phẩm của Vedan đến tay người tiêu dùng.

• Tuân thủ các quy định về mội trường và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn. Môi trường làm việc an toàn đạt chuẩn và công nghệ thân thiện với môi trường, đã được xác nhận từ nhiều cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

• Từng bước thực hiện quảng bá Vedan mới trong mắt người tiêu dùng với sản phẩm.

Ngoài ra, Vedan chú trọng hơn vào các hoạt động từ thiện và xã hội như:

• Tài trợ học bổng, ủng hộ các quỹ giáo dục cho trẻ em nghèo hiếu học. Bước vào năm học 2011 - 2012, Vedan đã tài trợ 280 suất học bổng ở khu vực Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó đến nay, mỗi đầu năm học, Vedan đều tài trợ học bổng và giáo dục cho học sinh của 2 vùng này.

• Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xóa đói giảm nghèo. Trong năm 2014, chỉ tính riêng hoạt động tình thương, Vedan đã hỗ trợ xây dựng nhà cho tỉnh Đồng Nai, mỗi căn 30 triệu đồng, tổng số tiền là 560 triệu đồng.

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu và phân tích về vụ việc Công ty Vedan Việt Nam xả thải ra sông Thị Vải, nhóm rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, việc công ty Vedan xả thải các chất ô nhiễm, chủ yếu là hữu cơ ra sông

Thị Vải là hành động cố ý sai phạm có hệ thống, bằng những hình thức lách luật, lén xả thải tinh vi, qua các hệ thống xử lí chất thái được lắp đặt không đạt chuẩn một cách cố ý nhằm giảm thiểu chi phí và công đoạn xử lý.

Thứ hai, sự việc gây thiệt hại nghiêm trọng đến người dân, kinh tế và môi trường

của các khu vực lân cận. Hậu quả của việc xả thải không thể khắc phục trong một sớm một chiều mà phải qua thời gian mới có thể giảm được mức được mức độ ảnh hưởng của nó đến đời sống người dân.

Thứ ba, Chính phủ đã có những bước đi đúng đắn khi điều tra và làm rõ những

sai phạm, cũng như phối hợp cùng các cơ quan địa phương và người dân để đưa ra cách giải quyết hợp lí, buộc Vedan phải bồi thưởng và khắc phục những sai phạm do mình gây ra. Ngoài ra, để đảm bảo không có sự tái diễn, Chính quyền đã đưa ra các văn bản, luật pháp quy định chặt chẽ hơn về vấn đề xả thải ra môi trường, các hình thức giám sát để theo dõi các công ty tương tự, tránh những sai phạm tương tự trong tương lai. Công ty Vedan cũng đã nhanh chóng nhận trách nhiệm và chấp nhận thực thi những mức phạt và khắc phục được Chính quyền và người dân yêu cầu.

Cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam đã ban hành Chiến lược Phát triển bền vững 2011 - 2020, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong đó, có những chỉ tiêu rõ ràng về GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường, chỉ tiêu về tài nguyên và

môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá, bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước…).

Như vậy, có thể thấy, tăng trưởng kinh tế đặc biệt là tăng trưởng nóng, nếu không có các chính sách và sự kiểm soát chặt chẽ từ đầu rất có thể sẽ gây ra những vấn đề về môi trường và gây ra biến động xấu cho người dân, thậm chí là những thiệt hại cả về kinh tế nếu xét về dài hạn. Đây là một vấn đề toàn cầu và được biệt được quan tâm ở Việt Nam trong thời kì vàng tăng trưởng kinh tế. Con người chính là tác nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường, thì cũng chính con người phải có trách nhiệm hạn chế, ngăn chặn và có giải pháp cho những gì mình gây ra. Việc này không thể chỉ đòi hỏi ở ý thức doanh nghiệp, mà cần sự đoàn kết và phối hợp của cả người dân với Chính phủ để đảm bảo có sự dung hòa giữa phát triển nóng nhưng vẫn phải tăng trưởng bền vững, hạn chế được các ngoại ứng tiêu cực đến môi trường.

Một phần của tài liệu Tác đông của vấn đề vedan xả thải ra sông thị vải và các giải pháp khắc phục (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w