Phân tích nội bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn hiện hoạt động xây dựng chiến lược tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 29 - 31)

Phân tích nội bộ ngân hàng, một mặt là tiến hành phân tích tất cả các yếu tố bên trong của Ngân hàng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, trên cơ sở đó có thể tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh để đạt tới lợi thế tối đa, mặt khác so sánh các mặt mạnh, mặt yếu của Ngân hàng đối với các đối thủ cạnh tranh, và cuối cùng là để đánh giá vị trí tương đối của Ngân hàng đối với một vị trí "lý tưởng", phù hợp với đòi hỏi của môi trường và điều kiện cạnh tranh.Phân tích các yếu tố nội bộ chủ yếu của một Ngân hàng bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:

Thứ nhất:Phân tích năng lực tài chính

Phân tích năng lực tài chính của một Ngân hàng thường tập trung vào 4 nội dung cơ bản:

- Chất lượng tài sản nợ

- Chất lượng tài sản có

- Thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh

- Các hệ số tài chính

Thứ hai:.Phân tích hoạt động Ngân hàng

- Thu hút vốn, tiền gửi, tiền vay từ các TCTD, - Bảo lãnh, cho thuê tài chính,

- Đầu tư và kinh doanh khác, - Dịch vụ Ngân hàng

Thứ ba:.Cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống quản trị điều hành

Chức năng quản trị, lĩnh vực quản trị doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Chức năng quản trị trong doanh nghiệp tạo thành "Phương thức mà chúng ta hoàn toàn thành công việc ở đó". Doanh nghiệp có chức năng và lĩnh vực quản trị tốt sẽ khuyến khích nhân viên tiếp thu nhân viên nhận thức tốt hơn những việc mà họ làm và vì vậy dẫn dắt họ làm việc tích cực

hơn nhằm đạt những mục đích của tổ chức. Chức năng và lĩnh vực quản trị bao gồm:

- Mô hình, bộ máy tổ chức và chức năng

- Cơ chế quản trị điều hành

Thứ tư:.Nguồn nhân lực

Con người là nhân tố chủ chốt, là yếu tố không thể thiếu quyết định kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.Chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được quyết định bởi các yếu tố:

- Cơ cấu trình độ cán bộ

- Cơ cấu độ tuổi lao động

- Cơ cấu chuyên môn

- Quy chế, chính sách tuyển dụng, quản lý, đào tạo, quy hoạch, đánh gía và bổ nhiệm

- Cơ chế đãi ngộ, tiền lương

Thứ năm:.Công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý

- Hệ thống phần cứng và truyền thông

- Trình độ ứng dụng và triển khai CNTT

- Bảo mật và kiểm soát

Thứ sáu:.Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện trọng yếu, gắn liền với quá trình hình thành nên sản phẩm, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sản phẩm ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực còn lại trong doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt tạo điều kiện cho sản phẩm dịch vụ với chất lượng đảm bảo, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Marketing, tài chính, nhân lực…. của doanh nghiệp.

2.3.Xác định sứ mệnh, mục tiêu chiến lược:

2.3.1.Sứ mệnh:

Sứ mệnh là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó phân biệt Ngân hàng này với Ngân hàng khác. Những tuyên bố như vậy cũng có thể gọi là phát biểu của một Ngân hàngvề triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh. Tất cả những điều đó xác định khu vực

kinh doanh của Ngân hầng, cụ thể là loại sản phẩm, dịch vụ cơ bản, những nhóm khách hàng cơ bản, nhu cầu thị trường, lĩnh vực kỹ thuật hoặc là sự phối hợp những lĩnh vực này. Sứ mệnh những mong ước tuyên bố với bên ngoài Ngân hàng như một hình ảnh công khai mà Ngân hàng mong ước.

Bản sứ mệnh kinh doanh cũng là bản tuyên bố lý do tồn tại của một tổ chức.Sứ mệnh rõ ràng là điều hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả.

Có thể gọi sứ mệnh dưới nhiều tên gọi khác nhau: Mục đích, triết lý,nguyên tắc kinh doanh, tầm nhìn chiến lược. Sứ mệnh kinh doanh cho thấy tầm nhìn lâu dài của tổ chức liên quan đến những gì họ muốn trong tương lai, những người mà họ muốn phục vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn hiện hoạt động xây dựng chiến lược tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w