Chính sách tái định cư, ổn định đời sống của những người bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội) (Trang 100 - 104)

6. Đất chưa sử dụng và sông suối 10.135 7.849 7

3.2.2.2. Chính sách tái định cư, ổn định đời sống của những người bị thu hồi đất

Ba là, các qui định giao nhiệm vụ cho Tổng cục Dạy nghề và cho các cơ sở dạy nghề tập trung ngoài nhiệm vụ đào tạo theo kế hoạch, phải có trách nhiệm: xây dựng các chương trình đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cho từng ngành nghề phải bố trí lực lượng làm nòng cốt hướng dẫn nên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề xã, huyện, hoặc tự đào tạo tại cơ sở.

3.2.2.2. Chính sách tái định cư, ổn định đời sống của những người bị thu hồi đất thu hồi đất

Từ các biểu hiện trình bày ở chương 2, đối chiếu với các chính sách tái định cư ghi ở điều 42 Luật Đất đai (26/11/2003) được cụ thể hoá ở chương V Nghịđịnh 197/204/NĐCP ngày 3/12/2004 có thể nêu lên các nhận xét sau đây:

- Công tác tái định cư đã không thực hiện được mục tiêu trên của chính sách, trong các văn bản Nhà nước kể trên không ghi rõ mục tiêu của chính sách. Nhưng có thể hiểu mục tiêu của công tác tái định cư ở mấy điểm sau:

• Tái định cư là một biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tốc độ thu hồi đất phục vụ việc triển khai nhanh các dự án.

• Dân cư bị thu hồi đất, bị xáo trộn cuộc sống tái định cư là một biện pháp giúp họ ổn định lại cuộc sống.

Nếu mục đích của tái định cư là như trên thì công tác tái định cư (với những nhược điểm nêu ở phần trên) đã không thực hiện được mục tiêu đã không an được dân; ngược lại, gây oán hận, làm mất an toàn xã hội; dân không tin chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cấp huyện. Ông Mai Văn Dũng - Phó Chủ tịch huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) trả lời câu hỏi "Tại sao dân khiếu kiện vượt cấp" của trưởng đoàn kiểm tra luật Đất đai số 1 ngày 18/8/2005 đã nói: "Dân khiếu kiện vượt cấp vì họ chỉ tin tỉnh chút chút và không tin xã và huyện nữa rồi" trang web báo Đầu tư 18/8/2005).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện được mục tiêu của chính sách: như công tác quy hoạch, kế hoạch; như đạo đức cán bộ sa sút, tình trạng tham nhũng tràn lan v.v.., trong đó, phải nói đến bản thân chính sách. Tôi cho rằng "Điểm xuất phát" của chính sách là chưa thật chuẩn xác. Cũng như khái niệm "giải phóng mặt bằng", khái niệm "tái định cư" ở đây đứng về phía các "Dự án" chứ không đứng về phía người dân. Trừ những kẻ "phạm pháp" trong việc lấn chiếm và sử dụng đất đai. Còn đa số người bị thu hồi đất sử dụng đất hợp pháp, thậm chí đất đai họ đang quản lý, vốn gốc là đất thuộc sở hữu tư nhân, sau hiến pháp 1980 nó mới được tuyên bố là quốc gia công thổ. Họ định cư trên mảnh đất đó từ lâu (thậm chí nhiều đời). Họ không làm hại ai, họ muốn có cuộc sống ổn định. Chính các "dự án" đến, mà họ bị thu hồi đất đai, cuộc sống của họ bị xáo trộn. Đáng lẽ chủ đầu tư + Nhà nước phải lo cho họ tái định cư. Ngược lại, chính sách của ta là "Hỗ trợ tái định cư" tại sao lại chỉ là hỗ trợ. Ông Đặng Hùng Võ, thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khi kiểm tra tình hình thực hiện Luật Đất đai tại Thừa Thiên Huế đã nói rất đúng rằng: "Về mặt vĩ mô cũng cần có sự điều chỉnh lại. Thú thật, tự nhiên nhà mình đang ăn ở yên lành, bàn thờ nghiêm trang thế này, người khác tới lấy cũng khó chịu lắm chứ. Nhưng có nhiều việc không thể không làm, vấn đề làm thế nào cho thoả đáng, cho nghiêm túc. Có những trường hợp

chúng ta nhân danh luật để thu hồi đất và chỉ hỗ trợ thôi, nhưng rồi đẩy người ta đi đâu". Đọc kỹ thì thấy luật đất đai 2003 quan niệm "tái định cư" chỉ là "nhà ở và đất ở" còn những vấn đề đời sống của người dân và con em họ như việc làm, thu nhập, học hành v.v.. không thuộc khái niệm này. Do đó "tái định cư" đi với "bồi thường" còn những vấn đề đời sóng đi đôi với "hỗ trợ".

- Các qua điểm và biện pháp triển khai công tác tái định cư chưa thật sự được làm rõ trong chính sách.

Có thể nêu lên các biểu hiện chủ yếu:

• Công tác quy hoạch, kế hoạch không có tầm tổng thể. Quy hoạch tái định cư, không trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, và đến lượt quy hoạch sử dụng đất lại không xuất phát từ quy hoạch phát triển đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Trong báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội v/v "Đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư năm 2003-2004 và kế hoạch năm 2005 phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhận định "Thành phố chưa có kế hoạch trung hạn, dài hạn, về đầu tư xây dựng các khu tái định cư đồng thời với quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ vừa qua, cũng như thời kỳ 2005-2010. Việc xác định mô hình khu tái định cư, quy hoạch các diện tích đất để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu tái định cư chưa được nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng".

• Nguồn vốn cho tái định cư không được xác định rõ. Hiện nay Hà Nội có ba nguồn nhà đất để giải quyết tái định cư. Một là, trích từ 20% quỹ đất, 30% quỹ nhà của các dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà trên địa bàn; Hai là, mua từ dự án xây dựng, hoặc đặt hàng nhà; Ba là, ứng với ngân sách cho các chủ đầu tư xây dựng các khu nhà tái định cư tập trung với số lượng lớn. Vốn được huy động từ nhiều nguồn, phân tán, dàn trải. Có những nguồn vốn lớn có được từ các khoản thu về đất chưa được đầu tư trở lại để phát triển quỹ đất, quỹ nhà cho tái định cư.

- Không có chế tài xử lý đối với việc thi hành các quy định của chính sách dẫn đến tuỳ tiện.

Có thể nêu lên các biểu hiện cụ thể sau:

• Khoản 3 điều 42 luật Đất đai 2003 qui định: "UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất… khu tái định cư… phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ". Nhưng không có tỉnh, thành phố nào thực hiện điều đã ghi trong luật, ở đâu cũng giải phóng mặt bằng đi trước giải quyết tái định cư. Tình hình này gây những bức xúc có nhiệt độ cao trong dân cư ở hầu hết các nơi. Theo Bí thư Quận uỷ quận 9 thành phố Hồ Chí Minh khi làm việc với đoàn kiểm tra đất số 1 - ngày 24/8/2005 đã khẳng định: "Nếu tái định cư xong mới giải toả (thu hồi đất) thì bức xúc của dân sẽ hạ nhiệt ngay" (Đoàn Trang, trang web của báo Đầu tư - 24/8/2005). Theo Thanh niên, trang web Vneconomy cập nhật 27/8/205 trong bài "Chưa có chỗ tái định cư cho dân thì không được giải toả". Trả lời phỏng vấn của Thanh niên: "Thưa Thứ trưởng nhiều người dân tại các quận 2, 9, 12 nơi đoàn kiểm tra đã đi qua rất bức xúc vì các chủ đầu tư dự án không bố trí cho họ tái định cư trước khi giải toả?". Ông Đặng Hùng Võ trả lời: "Làm thế là sai luật, không có chỗ tái định cư cho dân thì không được giải toả".

Thanh niên lại hỏi: "Các chủ đầu tư thì cho rằng dự án vẫn phải triển khai thực hiện?". Ông Đặng Hùng Võ nhấn mạnh:"Thì phải ngừng ngay dự án, bất kể là dự án nào cũng phải có chỗ tái định cư rồi mới được giải toả. Không được đẩy người dân vào chỗ bế tắc, cùng đường. Nếu địa phương nào làm sai điều này thì phải chấn chỉnh ngay". Ông Võ nói vậy, nhưng trong luật, cũng như trong nghị định 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ không có cơ chế nào để chấn chỉnh. Các địa phương, các chủ dự án vẫn cứ làm sai luật để được việc của mình, còn người dân thì đã, đang, và sẽ bị đẩy đến cùng đường và bế tắc.

Từ tình hình và những phân tích trên đây, luận văn kiến nghị hoàn thiện chính sách theo các nội dung sau:

- Xem xét lại quan điểm tiếp cận khi thiết kế chính sách. Theo chúng tôi phải quán triệt quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội. Không thể chỉ đứng về một phía là các "Dự án", coi trọng việc xây dựng các dự án, để tăng trưởng mà quên đi lợi ích của cộng đồng dân cư bị thu hồi đất. Không ai cho phép đẩy dân đến bế tắc, cùng đường. Chính sách chưa làm rõ mục tiêu của hệ thống của chính sách liên quan đến việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, trong đó có chính sách tái định cư, nên sự chống đối của nhân dân khá mạnh mẽ và tốc độ triển khai các dự án do đó cũng rất chậm chạp.

- Cần quy định rõ: Phải có quy hoạch dài hạn xây dựng các khu tái định cư trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất dài hạn. Phải kiên quyết đảo chiều "Thu hồi, tái định cư" sang "Tái định cư - Thu hồi".

Mô hình các khu tái định cư phải phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của dân cư. Không thể dồn tất cả vào chung cư (người trồng rau, hoa; người chuyên nghề chăn nuôi vào chung cư như chúng tôi đã dẫn bài báo chỉ phản ánh ở phần trên.

Về vấn đề xây dựng các khu tái định cư, theo tôi nên theo phương thức Nhà nước xây dựng có khu tái định cư theo mô hình gắn với đặc điểm từng loại nghề nghiệp. Có sẵn quỹ tái định cư Nhà nước bán cho các chủ dự án phục vụ đền bù, giải toả mặt bằng. Nguồn vốn có thể từ các nguồn thu từ đất.

- Các chính sách cần có qui định các chế tài cần thiết đủ để răn đe những ai làm sai chính sách. Đặc biệt là hiện tượng giải toả trước khi có khu tái định cư.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w