Giữ nguyên bản sao transposon ở locus ban đầu, nhân đôi đoạn DNA thể nhận ở chổ gắn transposon. Theo mô hình này, các transposon trong quá trình chuyển vị có khả năng tái bản (không tái bản các vùng DNA lân cận) và chuyển bản sao này xảy ra nhƣ sau: Ở đoạn tƣơng ứng eznyme endonuclease đặc hiệu cắt các sợi DNA bổ sung ở chổ cách nhau khoảng vài nucleotide, transposon xen vào giữa các đầu vừa hình thành, các đoạn một sợi sát cạnh nó nhờ DNA-polymerasae sẽ xây dựng tiếp hai sợi và biến thành bản sao DNA đích.Các đầu lặp lại của transposon là các thành phần cấu trúc cần thiết cho sự chuyển vị (chỉ cần mất đoạn một phần các lặp lại hai đầu làm cho các phần tử IS và Tn mất khả năng chuyển vị). Còn cấu trúc của các bản sao đích không quan trọng đối với chuyển vị (thay một trong các sợi sao bằng thứ tự nucleotide bất kì nào đó không ảnh hƣởng đáng kể đến đặc tính của transposon).
Các transposon vi khuẩn có 5 kiểu cải tổ: (1) Trƣớc hết, các transposon khi chuyển sang phần bên cạnh của gen nhập vào DNA theo hƣớng xuôi chiều hoặc ngƣợc chiều so với transposon ban đầu. Lúc này các transposon lân cận có hƣớng xuôi chiều tác động việc mất đoạn của vùng DNA nằm giữa chúng. (2) Sự đổi hƣớng dẫn đến sự nghịch chiều. (3) Ngoài ra còn thấy sự cùng xen đoạn ghép nối hai điểm tái bản. (4) Nó thƣờng hoàn tất bằng việc phân hủy phần cùng xen đoạn và chuyển transposon đến điểm tái bản mới. (5) Cũng có thể xảy ra việc chuyển đoạn DNA nằm giữa hai transposon đến vùng khác của gen.
Bản chất của cơ chế chuyển vị là sự tái tổ hợp đặc hiệu, không phụ thuộc vào hệ tái bản của tế bào. Theo A. Campbell, 1980 tất cả các hệ tái tổ hợp đặc hiệu có thể chia thành hai kiểu: tái bản (replicative) và bảo thủ. Tái tổ hợp đặc hiệu đòi hỏi sự nhân đôi bắt buộc phần tử chuyển vị và thực hiện qua các đoạn đầu của chúng. Đối với sự tái tổ hợp đặc hiệu bảo thủ thì việc nhân bản gen tác động tƣơng hổ là không bắt buộc.