Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích.
3.4.3.2. Ảnh hưởng của pH nuôi cấy
Một đặc tính rất quan trọng khác của các vi sinh vật probiotic là khả năng sống trong các môi trường có độ pH khác nhau. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng nấm men SB được trình bày ở bảng 25.
Bảng 25: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của chủng nấm men SB.
pH môi trường 2 3 4 5 6 7
Số lượng tế bào (CFU/ml) 1x107 2,7x108 4,6x108 2,2x109 4x109 2,5x108 Kết quả ở bảng 25 cho thấy khả năng sinh trưởng của chủng SB không thay đổi nhiều khi pH môi trường thay đổi (2; 3; 4; 5; 6 và 7). Tuy nhiên, chủng SB phát triển mạnh hơn ở môi trường có độ pH 5 và 6. Ở môi trường pH 7 mật độ các chủng giảm nhưng vẫn duy trì được ở mức 2,5 x 108 cfu/ml. Kết quả này cho thấy, chủng SB được lựa chọn đều có khả năng sống trong môi trường pH thay đổi từ rất toan (pH = 2) đến trung tính. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các vi sinh vật probiotic vì muốn phát huy tác dụng, chúng phải thích ứng được với môi trường trong đường dạ dày-ruột của lợn và gà, nơi mà độ pH môi trường thay đổi (từ rất toan ở dạ dày đến gần trung tính ở ruột non).
3.4.3.3. Ảnh hưởng của muối mật trong môi trường nuôi cấy
Khi thực hiện thí nghiệm đánh giá khả năng chịu muối mật của chủng SB chúng tôi nhận thấy chủng này đều phát triển bình thường (không có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu thí nghiệm có nồng độ muối mật khác nhau (1-5%) và mẫu đối chứng khi không có mặt muối mật).
Trên cơ sở phân loại, đánh giá các đặc tính probiotic, 6 chủng vi sinh vật được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. Các chủng vi sinh vật bao gồm: 4 chủng vi khuẩn lactic (6H2, C3, Đ7, NC1); 1 chủng vi khuẩn Bacillus (H4) và 1 chủng nấm men (SB).
3.5. Phát triển chế phẩm