nhiều phản hồi đóng góp cho sự thành công của báo trực tuyến.
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã
luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.
Theo thống kê mới của năm 2011, cho ta những con số đáng ngạc nhiên và cho ta biết mạng xã hội có đóng góp lớn như thế nào với việc đăng và phát tán thông tin trên báo điện tử:
Có tới 152 triệu – blog trên internet (theo BlogPulse).
+ Twitter:
25 tỷ – lượng “tweet” trên Twitter năm 2010. 100 triệu – tài khoản Twitter mới năm 2010. 175 triệu – người dùng Twitter tháng 9, 2010.
7.7 triệu – người theo dõi @ladygaga (Lady Gaga, Twitter có lượng người theo dõi nhiều nhất).
+ Facebook:
600 triệu – người sử dụng Facebook năm 2010. 250 triệu – Tài khoản Facebook mới vào năm 2010.
30 tỷ – nội dung (link, note, ảnh, …) chia sẻ trên Facebook mỗi tháng. 70% – lượng người dùng Facebook bên ngoài nước Mỹ.
20 triệu – ứng dụng Facebook được cài đặt mỗi ngày
Các tờ báo mạng luôn thiết kế sẵn giao diện với nhưng đường dẫn truyền trên trang báo của mình đến các mạng xã hội, điều này thể hiện báo trực tuyến đã nhìn nhận ra mối quan hệ mật thiết và sự đóng góp của mạng xã hội đối với việc truyền bá thông tin đến với nhiều người đọc hơn
(Ảnh chụp màn hình, trang báo mạng ioen.net có đường truyền đến mạng xã hội cho người đọc)
Mạng xã hội là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin. Mạng xã hội là kênh tương tác của báo chí với độc giả, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống. Mạng xã hội là môi trường cung cấp thông tin, truyền bá thông tin và tương tác thông tin. Các phóng viên, biên tập viên là thành viên mạng xã hội, có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; tòa soạn tương tác để nắm bắt dư luận. Mạng xã hội là chia sẻ và chia sẻ là đối thoại. Mạng xã hội đã buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi cách suy nghĩ, từ làm báo 1 chiều chuyển sang đối thoại 2 chiều với độc giả.
Thường những người sử dụng mạng xã hội hay sử dụng những tin tức mà báo chí đưa để đăng lên các trang cá nhân của mình trên mạng xã hội, để cho bạn bè biết về thông tin đó, cùng bình luận về vấn đề đó.
Đây là hình ảnh được chụp lại từ trang cá nhân trên mạng xã hội feacbook của một nick name có tên là Xuân tốc độ.
Có thể nói, các thông tin chính trị, thời sự, văn hóa xã hội của các tờ báo điện tử được những cộng đồng mạng xem và copy link ( sao chép đường truyền dẫn đến web) để chia sẻ cùng cộng đồng mạng xã hội, những bài đăng như vậy thường được public ( công cộng, cộng đồng hoặc công chúng). Thường là những vấn đề mới, có tính đại chúng cao được mọi người tham gia bình luận đánh giá ý kiến rất là sôi nổi. sự kiện gần đây nhất gây xôn xao
cộng đồng mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng ở nước ta là những chính sách mới, quyết định mới của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Nhiều ý kiến được đưa ra trên các trang báo điện tử nhưng báo điện tử có những hạn chế nhất định không thể đăng tải hết được những ý kiến của bạn đọc. Mạng xã hội đã giúp cho những người không truy cập vào báo điện tử để biết được những tin tức thời sự, mới cập nhật.
Ảnh chụp màn hình thể hiện việc copy link từ báo điện tử Vnexpress lên mạng xã hội faecbook
Một thuận lợi nữa cho báo trực tuyến đó là sự tiết kiệm chi phí cho việc đăng tải và phát tán thông tin, để có được một tờ báo điện tử đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như tiền của mua hots, lập trình web, thiết kế giao diện. với mạng xã hội thì ai cũng là chủ một trang thông tin, và có thể đăng tải được thông tin một cách dễ dàng. Mạng xã hội thực sự đang đưa báo trực
tuyến thành một loại hình báo chí có sự phát tán thông tin mạnh mẽ, và đưa sự tương tác của báo trực tuyến lên cao nhất so với các thể loại báo chí khác. Sự tương tác của báo chí được thể hiện qua lượng phản hồi từ bạn đọc đến với tòa soạn báo, quá trình này phản ánh được hiểu quả thông tin mà tờ báo đưa đến độc giả. Các loại hình báo chí khác như phát thanh; truyền hình và báo in thì sự tương tác là không cao so với báo điện tử, bởi báo điện tử vẫn có thể bình luận nhanh hơn ở bài viết, tòa soạn nhận được ngay những phản hồi của độc giả và đăng phía dưới bài viết, tuy nhiên những bình luận luôn có chọn lọc từ phía chủ quan của nhà báo, của cơ quan báo chí đó. Đối với mạng xã hội thì khác, mọi người có thể bình luận và được đăng không phải qua sự kiểm định nào. Vì thế mạng xã hội đã góp công cho báo trực tuyến nhận được nhiều ý kiến phản hồi của người đọc hơn, quá trình tiếp nối thông tin được mạng xã hội thực hiện nhanh hơn. Cũng từ những bình luận trên các trang mạng xã hội, nhà báo có thể phát triển lên thành một bài báo mới. Tóm lại mạng xã hội và báo điện tử có mối quan hệ tương tác với nhau, đây là một quá trình phát tán thông tin của báo điện tử và mạng xã hội là trạm trung chuyển truyền dẫn thông tin đến với công chúng, tiếp nhận ý kiến phản hồi của thông tin đó.
* Ưu Điểm
Mạng xã hội có nhiều thông tin thời sự lấy từ báo trực tuyến để đăng tải. Báo mạng được phát tán thông tin đi rộng hơn.
Mạng xã hội giúp báo điện tử hoàn thành quá trình sản xuất tin đến độc giả.
* Nhược Điểm
Nhiều ý kiến phản hồi thông qua mạng xã hội không được đúng, còn thô tục.
Tại nước ta quá trình phát tán thông tin qua mạng xã hội chưa thật nhiều vì đang còn ít người sử dụng mạng xã hội. người dùng thường chia sẻ cảm xúc hay ảnh của họ hơn là những bài báo.
III. Kết Luận
Như vậy mạng xã hội và báo trực tuyến có mối quan hệ rất chặt chẽ và gắn bó với nhau. Báo trực tuyến thì sử dụng những nguồn tin của những thành viên trên mạng xã hội mang lại, còn mạng xã hội thì lại sử dụng những nguồn tin mới có trên báo trực tuyến để đăng tải trên các trang cá nhân của mình, để cùng bạn bè và cộng đồng bình luận. vô hình mạng xã hội đã giúp báo trực tuyến phát tán tin tức và có thêm nhiều độc giả thông qua mạng xã hôi, báo trực tuyến có thêm nhiều ý kiến đóng góp và phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau. Quá trình tương tác giữa mạng xã hội và báo mạng là một vòng kết nối, trợ giúp nhau trong việc thông tin và phát triển tiếng nói công luận.