Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ra hoa trong ống nghiệm (Trang 31 - 33)

Ngoài các chất cơ bản có trong môi trƣờng nuôi cấy nhƣ: các chất vô cơ và hữu cơ, chất điều hoà sinh trƣởng thì còn có một số chất khác cũng đóng vai trò là tác nhân kích thích hoặc ức chế sự ra hoa trong ống nghiệm. Các chất kích thích sự ra hoa in vitro thƣờng là các hợp chất phenol nhƣ p-coumaric acid và coumarin (Paulet và Nitsch, 1964), EDTA (Maheshwari và Chauhan, 1963), nƣớc dừa, dịch chiết từ cây L. annua đang nở hoa hoặc chƣa nở hoa (Pierik, 1967), orotic acid, thymine, adenine, abscisic acid (Nitsch và Nitsch, 1967), glucosamine, diethylstillbesterol, uridylic acid (Margara và Touraud, 1967), amino acid, amino sugars và meso-inositol (Margara và Touraud, 1967). Ngƣợc lại, các RNA nucleosides, Flavin-adenine-dinucleotide (Chailakhyan và ctv, 1961) và dịch chiết từ cây Kalanchoe blossfediana chƣa cảm ứng đƣợc sự ra hoa (Blake, 1972) có vai trò nhƣ chất ức chế sự hình thành hoa. [9]

pH và trạng thái vật lý của môi trƣờng

Sự phát triển của mô có thể thay đổi hoàn toàn nếu chúng đƣợc nuôi cấy trên một môi trƣờng đặc hoặc trong một môi trƣờng lỏng. Các rễ của cây endive (một loại rau cải thƣờng đƣợc sử dụng ở Châu Âu) đƣợc nuôi trong môi trƣờng lỏng có cầu giấy chỉ có thể sinh ra các chồi dinh dƣỡng, trong lúc ấy nếu nuôi trên môi trƣờng có agar thì có thể tạo nên các chồi hoa. Tƣơng tự, mẫu cấy rễ C. intybus

trong môi trƣờng có agar cho tỷ lệ mẫu nở hoa nhiều hơn trong môi trƣờng lỏng sử dụng cầu giấy lọc làm giá thể (Margara và Bouniols, 1967; Bouniols và Margara,

1968; Bouniols, 1971) [3]. Ngƣợc lại, G. R. Rout và P. Das (1994) khi nghiên cứu tạo phôi soma và ra hoa trong ống nghiệm ở 3 loài tre là Bambusa vulgaris,

Dendrocalamus gigateus và Dendrocalamus strictus thì môi trƣờng lỏng cảm ứng ra

hoa tốt hơn môi trƣờng thạch. [22]

pH môi trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng hòa tan của các ion trong môi trƣờng khoáng, khả năng đông tụ agar và sự tăng trƣởng của tế bào. Vì vậy, việc xác định chính xác độ pH của môi trƣờng có ý nghĩa quan trọng trong nuôi cấy mô [3]. Đối với điều khiển ra hoa in vitro, pH thích hợp cho sự ra hoa thƣờng ở mức thấp hơn so với pH của môi trƣờng thông thƣờng (5,2- 5,8). Ví dụ ở cây Brassica napus pH tối ƣu cho sự ra hoa in vitro là 3,9 là mức pH khá thấp so với pH của môi trƣờng thƣờng. Ở mức pH thấp nhƣ vậy cây có thể hấp thu đƣợc một số hợp chất chỉ hòa tan đƣợc ở mức pH thấp nhƣ Fe từ hợp chất sắt ferric phosphate (Dalton, Iqbal và Turner 1983; Vyskot và Bezdek 1984; Wolfe, Chen và Eck 1986),…. [30]. Tác động của pH đƣợc xác định thông qua khả năng tăng cƣờng sự hấp thu các chất dinh dƣỡng nhƣ ion NO3-

(pH thấp), NH4+; các chất điều hòa sinh trƣởng nhất là auxin; khả vận chuyển H+

qua màng tế bào thực vật (Edwards và Goldsmith 1980; Zsoldos và Haunold 1982)

Quang kỳ

Ở điều kiện tự nhiên, quang kỳ đóng vai trò rất quan trọng cho sự ra hoa và qua nhiều nghiên cứu quang kỳ cũng cần thiết cho sự ra hoa in vitro đặc biệt là ở các loài nhạy cảm với chiều dài ngày. Các nghiên cứu cho thấy sự cảm ứng quang kỳ của thực vật in vitro có thể là do toàn cơ thể thực vật (Hillman, 1959), đỉnh sinh trƣởng (Raghavan, 1961; Harada, 1967; Jacobs và Suthers, 1971), đốt thân (Harada, 1966; C. Nitsh, 1967), đoạn cắt của trục dƣới lá mầm (Nitsch, 1972), mẫu mô lá (Rossini và Nitsch, 1966) và đốt rễ (Paulet và Nitsch, 1964; Bouriquet, 1966; Margana và Touraud, 1967, 1968). Các xử lý quang kỳ nhìn chung thƣờng ứng dụng cho các mẫu cấy còn non, qua các thí nghiệm cho thấy rằng sự cảm nhận kích thích của ánh sáng ở thực vật phụ thuộc vào sự hiện diện của lá, đỉnh sinh trƣởng hoặc cả cây hoàn chỉnh. Sự phản ứng của thực vật đáp ứng với quang kỳ còn phụ

thuộc vào nồng độ tối thiểu của đƣờng có trong môi trƣờng nuôi cấy (Margana và Touraud, 1968; C. Nitsch, 1967, 1972). Trong một vài trƣờng hợp ngƣời ta thấy rằng sucrose có thể thay thế hoàn toàn sự kích thích ngày dài ở các cây in vitro

(Lona, 1948; Baldev, 1959, 1962; Deltour, 1967). Zeatin có thể thay thế kích thích ngày ngắn cho sự nở hoa của cây Wolffia microscopica (Margara và ctv, 1965). [9]

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ra hoa trong ống nghiệm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)