3.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm nhằm: Nghiên cứu so sánh giữa phương pháp bôi trơn làm nguội tối thiểu sử dụng dầu thực vật của Việt Nam với phương pháp gia công khô. Qua đó đánh giá được những ưu nhược điểm của bôi trơn tối thiểu và gia công khô khi tiện cứng.
3.2. THIẾT KẾ, XÂY DỰNG HỆ THỐNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM 3.2.1. Yêu cầu của hệ thống thiết bị bôi trơn tối thiểu 3.2.1. Yêu cầu của hệ thống thiết bị bôi trơn tối thiểu
Hệ thống thiết bị thí nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đáp ứng được yêu cầu lý thuyết cần nghiên cứu.
- Đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy và ổn định.
- Đảm bảo việc thu thập, lưu trữ và xử lý số liệu thuận lợi. - Đảm bảo tính khả thi.
- Sử dụng đơn giản, đảm bảo tính linh hoạt cao nghĩa là có thể sử dụng cho nhiều loại máy công cụ.
- Đảm bảo tính kinh tế.
3.2.2. Thiết kế và xây dựng hệ thống. 3.2.2.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống. 3.2.2.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống.
Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ thống bôi trơn tối thiểu được bố trí vòi phun trực tiếp vào mặt sau của dao.
Hệ thống bôi trơn tối thiểu phải đảm bảo các yêu cầu:
- Áp suất dòng khí nén phải ổn định và điều chỉnh được trong phạm vi cần thiết. Việc điều chỉnh phải dễ dàng, thuận lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lưu lượng dòng chất lỏng phải ổn định, khả năng tạo sương mù tốt. Phải điều chỉnh được lưu lượng một cách chủ động và độc lập với việc điều chỉnh áp suất dòng khí.
- Dễ chế tạo, lắp đặt và sử dụng.
Để đáp ứng các yêu cầu trên theo nguyên lý hoạt động của hệ thống phun dung dịch, tác giả sử dụng hệ thống phun có dòng khí nén trộn trực tiếp với dung dịch trơn nguội tạo thành sương mù phun trực tiếp vào vùng cắt.
Sơ đồ nguyên lý như hình 3.1
45 5 6 10 20 30 1 2 3 7 8