Kiểm soát thực hiện dịch vụ và quản lý phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 85 - 87)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT THĂNG LONG

3.2.9. Kiểm soát thực hiện dịch vụ và quản lý phòng ngừa rủi ro

Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cần tiến hành kiểm soát việc thực hiện dịch vụ, tìm hiểu phản ứng của khách hàng đối với những dịch vụ mà mình cung cấp, có cần cải tiến dịch vụ để nó thích ứng được nhu cầu ngày một cao ơn của khách hàng. Từ đó có thông tin chính xác nhằm đưa ra các chính sách điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng… Tránh để dịch vụ vừa ra đời đã không thể thực hiện do không thích ứng được với thị trường hay không đủ điều kiện để thực hiện, ví dụ như dịch vụ bán vé máy bay của Chi nhánh, hoặc khi thực hiện chương trình miễn phí phát hành thẻ ATM, tặng 10.000đ trong tài khoản ATM của khách hàng đã bị một số khách hàng lợi dụng. Muốn thực hiện giải pháp này, chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các Phòng nghiệp vụ, các phòng giao dịch và chi nhánh trực thuộc trong việc thực hiện triển khai các dịch vụ. Yêu cầu từng bộ phận phải theo dõi tình hình cụ thể phát triển dịch vụ và báo cáo với Giám đốc chi nhánh để kịp thời điều chỉnh, giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong phát triển dịch vụ.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn luôn phải đối đầu với rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất… Rủi

ro làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng tổn thất về tài chín, uy tín và thậm chí có thể bị phá sản. Ví dụ vào năm 1997, nhiều NHTM Việt Nam do mở rộng cho vay lan tràn đã rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi cao. Hay sự cố xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vào ngày 13/10/2003, một tin đồn thất thiệt rằng Ngài Tổng giám đốc đã bỏ trốn. Ngày 14 và 15 tháng 10/2003 số lượng lớn khách hàng đã tập trung đến ngân hàng này để rút hàng trăm tỷ đồng tiền gửi trước hạn.

Thực tế tại chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long chưa có các chính sách quản lý rủi ro riêng và cũng chưa có một bộ phận nào nghiên cứu đưa ra các chính sách quản lý, phòng chống rủi ro. Cách thức quản lý phòng ngừa rủi ro được thực hiện một cách tự phát, nhiều khi dựa vào phán đoán, cảm tính của từng cán bộ nghiệp vụ. Đó là chưa kể đến các cán bộ có trình độ nghiệp vụ yếu kém, chưa lường hết được rủi ro nên thường rơi vào hai thái cực, hoặc là lúng túng, không dám làm hoặc là làm liều và gây ra rủi ro cho ngân hàng.

Về mặt nguyên lý cho thấy không có cách nào để loại trừ rủi ro một cách hoàn toàn bởi lợi nhuận và rui ro luôn đi kèm. Do vậy, chúng ta phải tìm cách quản lý nhằm khống chế rủi ro một cách tối ưu nhất. Vậy giải pháp quản lý rủi ro là gì?

Ngân hàng phải thành lập một bộ phận quản lý rủi ro riêng. Bộ phận này có trách nhiệm nghiên cứu và đề ra chính sách quản lý rủi ro cho từng dịch vụ ngân hàng cụ thể, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro, kết hợp với bộ phận nghiên cứu chiến lược phát triển để đưa ra một chiến lược phát triển hiệu quả nhất, an toàn nhất.

Ngân hàng cần xây dựng một cẩm nang về rủi ro. Để có một hệ thống phòng ngừa rủi ro tương đối hoàn chỉnh, ngân hàng nhận biết được khả nanưg xảy ra rủi ro, tìm ra những nguyên nhân làm phát sinh các rủi ro đó và cuối cùng là xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng rủi ro xảy ra đối với từng dịch vụ. Đúc kết lại để tạo ra một cẩm nang về quản lý rủi ro cho tất cả các cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w