Phân loại mối hàn

Một phần của tài liệu Lập trình cho robot hàn almega ax-v6 để hàn một số đường cong phức tạp (Trang 26 - 28)

a. Phân loại mối hàn theo vị trí trong không gian (hình 2-8)

(1) Hàn bằng (hàn sấp): Là những mối hàn phân bố trên mặt phẳng nằm trong góc từ 0 – 60o.

(2) Hàn đứng: Là những mối hàn phân bố trên những mặt phẳng nằm trong góc từ 60 – 120o theo phương bất kỳ trừ phương song song với mặt phẳng nằm ngang.

(3)Hàn ngang: Là những mối hàn phân bố trên những mặt phẳng nằm trong góc 60 – 120o nhưng có phương song song với mặt phẳng nằm ngang.

(4) Hàn trần (hàn ngửa): Là những mối hàn phân bố trên những mặt phẳng nằm trong góc từ 120 – 180o.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2-8: Phân loại mối hàn theo vị trí trong không gian b. Phân loại mối hàn theo phương ngoại lực tác dụng (hình 2-9)

(1) Mối hàn dọc: Là mối hàn có trục đối xứng song song với phương tác dụng của ngoại lực.

(2) Mối hàn ngang: Là những mối hàn có trục đối xứng vuông góc với phương tác dụng của ngoại lực.

(3) Mối hàn xiên: Là những mối hàn có trục đối xứng không vuông góc và không song song với phương tác dụng của ngoại lực.

(4) Mối hàn hỗn hợp: Là tập hợp mối hàn trên và lực tác dụng theo phương bất kỳ.

Hình 2-9: Phân loại mối hàn theo phương của ngoại lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Phân loại mối hàn theo tính chất liên tục của đường hàn.

(1) Mối hàn liên tục: Mốí hàn liên tục hình thành từđầu đến cuối đường hàn (2) Mối hàn gián đoạn: Mối hàn giàn đoạn theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ.

Một phần của tài liệu Lập trình cho robot hàn almega ax-v6 để hàn một số đường cong phức tạp (Trang 26 - 28)