Đầu cơ thép trong nước:

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 40 - 41)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

2.1.3.3 Đầu cơ thép trong nước:

Đầu cơ thép Việt Nam trong năm 2008 đã làm cho ngành đọng 1 tỷ USD tiền vốn. Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2008, kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, cắt giảm đầu tư đã khiến cho lượng tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh. Số lượng thép tiêu thụ trong tháng 8/2008 chỉ bằng 1/3 mức bình quân các tháng trước đây. Tình trạng ứđọng nguyên liệu liệu và sản phẩm thép đã lớn hơn mức bình thường, khiến các công ty sản xuất thép khó khăn lớn về tài chính, buộc phải tái xuất thép nguyên liệu. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong 7 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xuất khẩu 391.826 tấn phôi thép và 880.633 tấn thép lá các loại. Đây là hiện tượng mới, trái ngược hoàn toàn so với tình trạng nhập thép trước đây. Và lo ngại ngành thép thiếu nguyên liệu trong những tháng cuối năm, nhà nước đã 3 lần nâng thuế xuất khẩu thép. Mức cao nhất lên đến 20% áp dụng từ 10/8/2008. Vì vậy, nhiều DN rơi vào đình đốn sản xuất, một số nhà máy luyện phôi đang đối mặt với nhiều khó khăn do tồn kho lớn nên đọng vốn. Việc xuất khẩu khó do giá thành sản xuất phôi trong nước khá cao (do đã nhập khẩu giá cao thời gian trước) nên khó cạnh tranh với mức giá chào thấp trên thị trường thế giới. Ông Cường cho biết, đến tháng 11/2008, các DN thép đang tồn đọng khoảng 1 triệu tấn

sản phẩm các loại. Tính theo giá trung bình hiện nay lượng thép tồn đọng này trị giá khoảng 1 tỷ USD. Đây là một số vốn lưu động khổng lồ của các DN, nhất là trong tình trạng khó khăn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)