1. Kết luận:
Chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó có một nội dung vừa bức xúc, vừa cơ bản là cải cách hành chính, mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước”, nhằm “xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội”. Muốn vậy, chúng ta cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ - công chức ngang tầm nhiệm vụ và một hệ thống thể chế bao gồm hệ thống luật pháp, pháp lệnh và các văn bản pháp qui khác làm cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế - văn hoá – xã hội. Để đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, phải coi việc đổi mới tư duy về công tác tổ chức, cán bộ là vấn đề quan trọng hàng đầu; tiếp đó là đổi mới cách làm. Có tư duy đúng, lại phải có cách làm đúng mới đi đến kết quả mong muốn. Nhiều nghị quyết của Đảng đã chỉ ra những gì không còn phù hợp, những gì đang cản trở để khắc phục nhằm đưa việc đổi mới công tác tổ chức, cán bộ lên ngang tầm nhiệm vụ mới. Trong các văn kiện đó, Đảng đã đưa ra một số quan điểm, nguyên tắc để định hướng cho việc đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, như: "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ", "tập trung dân chủ và tập thể quyết định vấn đề cán bộ"; "lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ"; “lấy nhu cầu nhiệm vụ làm căn cứ để bố trí cán bộ"; “dân chủ hóa, công khai hóa công tác cán bộ, trước hết là dân chủ hóa, công khai hóa việc đánh giá, nhận xét cán bộ...".
Trong công tác cán bộ, Đảng đặc biệt chú ý vận dụng quan điểm đồng bộ, hệ thống. Đảng cho rằng, đổi mới công tác cán bộ bao gồm nhiều mặt: Xác định tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, quản lý, chính sách cán bộ...; trong sử dụng cán bộ, chú ý tính đồng bộ từ bố trí, sắp xếp, đề bạt đến luân chuyển cán bộ; trong quản lý cán bộ, chú ý cả theo dõi, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật lẫn giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra đối với cán bộ; trong đào tạo cán bộ: có đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng thêm; chú ý đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo; trong quy hoạch cán bộ, đã chú ý cả số lượng, chất lượng đối với từng loại, từng cấp cán bộ, quy hoạch theo yêu cầu trước mắt và lâu dài, nhiều người dự bị cho một chức danh, nhiều chức danh cho một người dự bị. Trong khi chú ý tính nhiều mặt như vậy, từ thực tiễn công tác tổ chức, cán bộ qua nhiều thập kỷ đổi mới lại thấy rõ cần phải nhận thức được đúng vị trí của từng khâu công tác cán bộ: đánh giá cán bộ là tiền đề; quy hoạch là cơ sở; đào tạo là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, thường xuyên, lâu dài; luân chuyển là khâu đột phá; chính sách cán bộ đúng đắn là công cụ quan trọng; quản lý cán bộ một cách khoa học là nhiệm vụ thường xuyên; sử dụng, phát huy cán bộ là mục tiêu xuyên suốt. Trong hệ vấn đề đã được đổi mới, trong công tác cán bộ cần lưu ý thêm hai vấn đề: Một là, dân chủ hoá công tác cán bộ. "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ" đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Song, việc thực hiện nguyên tắc đó lại đòi hỏi phải dân chủ hóa công tác cán bộ. Giữa bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và dân chủ hoá trên lĩnh vực công tác cán bộ không mâu thuẫn nhau. Đảng lãnh đạo để dân chủ được phát huy đúng hướng. Dân chủ hoá công tác cán bộ xuyên suốt tất cả các khâu, các mối quan hệ, nhưng quan trọng nhất là bầu cử và bổ nhiệm cán bộ.
Chỉ thị của Bộ Chính trị về triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây
dựng Đảng hiện nay nêu rõ”: không cần để hết nhiệm kỳ, cứ hai năm lấy phiếu tín nhiệm một lần và kiên quyết đưa những người không đủ phẩm chất năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, không được sự tín nhiệm của quần chúng và đội ngũ đảng viên ra khỏi cương vị lãnh đạo để đưa những người đủ đức đủ tài thay thế.
Một vấn đề được xem là khâu then chốt quyết định trong xem xét, đánh giá, lựa chọn đề bạt cán bộ, phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, chấm dứt bệnh gia trưởng, độc đoán trong quyết định bổ nhiệm, đề bạt cán bộ vốn vẫn còn phảng phất ở cấp ủy các cấp thời gian qua. Cơ quan tham mưu phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy thẩm quyền về người cán bộ mà mình tiến cử. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải tuân thủ lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Mình có quyền dùng người phải dùng người có tài năng, làm được việc chớ vì bà con bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia chỉ vì sợ mất địa vị mà dìm những người có tài năng hơn mình”. Có như vậy, người thật sự có tài năng, đức độ mới có chỗ đứng xứng đáng trong hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước ta. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ đòi hỏi phải giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ. Do đó, cần nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ; bảo đảm cơ cấu, đồng thời cán bộ phải đủ đức, đủ tài, có phẩm chất, năng lực tương xứng với cương vị, chức trách được giao. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người thực sự có đức, có tài, đáp ứng yêu cầu nhịêm vụ của cơ quan, đơn vị. Cơ chế, chính sách đó phải bảo đảm khách quan, công tâm, nếu không, người tốt có thể không được cất nhắc, người hăng hái thì nhụt chí, ngược lại những kẻ cơ hội, đạo đức giả, năng lực kém, vụ lợi, ham chức, ham quyền, ham làm giàu không chính đáng bằng con đường tổ chức có cơ hội lọt vào hàng ngũ lãnh đạo, quản lý. Cơ chế đó phải thực sự mang tính chất sàng
lọc, tuyển chọn, vừa coi trọng nghiệp vụ của công tác tổ chức cán bộ, vừa chú ý đến ý kiến dân chủ của tổ chức và sự đóng góp, thẩm định của nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, càng cần phải nhận thức sâu sắc hơn vai trò của quần chúng nhân dân (thông qua các tổ chức chính trị-xã hội) trong xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, của cách mạng. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng đảng là vấn đề cần đầu tư công sức, trí tuệ đi sâu nghiên cứu để đề ra những giải pháp hữu hiệu trong tình hình mới. Từ những nhận thức trên Đảng bộ xã Thanh Uyên quyết tâm làm tốt công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới trên địa bàn và theo kịp với sự đổi mới của đất nước.
2. Kiến nghị:
- Đối với Huyện ủy huyện Tam Nông:
Tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ Đảng bộ về cán bộ và công tác cán bộ, đáp ứng được cán bộ làm tốt trên địa bàn xã.
- Đối với Cấp ủy đảng xã Thanh Uyên cần có chiến lược cụ thể và lâu dài về cán bộ và công tác cán bộ phù hợp với vùng miền và đáp ứng được với sự phát triển của khu vực và của toàn xã hội.
Phú Thọ, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Người viết tiểu luận