Biểu 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu ở tỉnh Tuyên Quang năm 2006

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng , phát triển và năng suất của một số giống lúa trong vụ xuân (Trang 41 - 44)

2.4.3. Tình hình cơ bản của Trại Trƣờng - Trƣờng THKTKT - Tuyên Quang

+ Vị trí địa lý:

Trại Trường nằm ở xã Ỷ la thị xã Tuyên Quang.

- Phía Đông giáp xóm 32 và xóm 33 xã Ỷ La. Phía Tây và phía Bắc giáp xóm 34 và xóm 35 xã Ỷ La. Phía Nam giáp xã Kim Phú.

Trại Trường một nơi rất thuận lợi về giao thông giúp việc trao đổi hàng hoá dễ dàng, trình độ dân trí cao, hiểu biết về khoa học kỹ thuật vì vậy rất thuận lợi cho việc giao dịch và áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng.

+ Đất đai và tình hình sản xuất

Tổng diện tích đất đai của trại là 9,5 ha, trong đó đất hai vụ lúa 5ha, đất đồi màu 3 ha, khu văn phòng 0,5 ha, diện tích ao cá 1 ha.

Diện tích đất của Trại Trường thuận lợi cho canh tác và sản xuất hàng năm của Trại như: Diện tích đất lúa mỗi năm nhà trường nghiên cứu khảo nghiệm, sản xuất thử rất nhiều giống lúa mới để đáp ứng đủ nhu cầu của mọi người dân khi đem ra thị trường.

2.5. KỸ THUẬT SẢN XUẤT

2.5.1. Lƣợng phân bón cho ruộng cấy: tính cho 1ha (theo quy trình của Sở NN và PTNT Tuyên Quang).

Lúa thuần: 8,3 tấn phân chuồng, phân hoá học: 70N : 55P2O5 : 80K2O Lúa lai: 10 tấn phân chuồng, phân hoá học: 130N : 80 P2O5 : 110K2O

2.5.2. Gieo cấy và chăm sóc

* Thời vụ:

+ Vụ xuân: Gieo mạ : ngày 16/01/2006. Ngày cấy: ngày 4/02/2006. + Vụ mùa: Gieo mạ : ngày 21/06/2006. Ngày cấy: ngày 04/07/2006. Mật độ cấy: Lúa thuần: 50 khóm/m2

( mỗi khóm 2 - 3 dảnh ) Lúa lai: 45 khóm/m2 (mỗi khóm 1 - 2 dảnh )

* Chăm sóc: (Theo quy trình của Sở NN và PTNT Tuyên Quang)

2.6. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP THEO DÕI.

(Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa 10 TCN 558- 2002 theo quyết định số 143/2002/BNN - KHCN ngày 6/12/2002).

2.6.1. Chỉ tiêu chất lƣợng mạ

- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy Điểm 1: mạnh

Điểm 5: TB Điểm 9: yếu

- Số lá mạ khi cấy (lá/cây) - Tốc độ ra lá (ngày/lá) - Chiều cao cây mạ: (cm)

2.6.2. Chỉ tiêu theo dõi giai đoạn sau cấy

- Ngày bắt đầu đẻ nhánh: khi 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên - Thời gian kết thúc đẻ nhánh: khi lúa đạt dảnh tối đa.

- Thời gian đẻ nhánh: (ngày) - Tổng số dảnh/khóm (dảnh) - Tỷ lệ thành bông (%)

- Ngày bắt đầu trỗ: 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm. - Ngày kết thúc trỗ: 80% số cây trỗ.

- Thời gian trỗ: (ngày)

- Độ thuần đồng ruộng (điểm): 1 cao; 5TB; 9 thấp

- Độ thoát cổ bông (điểm): 1 tốt; 3TB; 5 vừa đúng cổ bông; 7 kém - Độ cứng cây (điểm): 1 cứng cây; 5 TB; 7 yếu; 9 rất yếu

- Độ tàn lá (điểm): 1 muộn và chậm; 5TB; 9 sớm và nhanh - Chiều cao cây khi thu hoạch (cm)

- Tổng thời gian sinh trưởng (ngày)

2.6.3. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa

- Bông: Chiều dài trục chính: Rất ngắn (<20cm); Ngắn (20-25cm); Trung bình (26-30cm); Dài (31-35cm); Rất dài (>35cm).

- Khóm: Góc thân (thế cây): Đứng (< 30 độ); Nửa đứng (45 độ); Mở (60 độ); Xoè (>60 độ).

- Lá đòng: Trạng thái phiến lá (quan sát muộn): Thẳng; Nửa thẳng; Ngang; Gục xuống.

- Vỏ trấu: Màu sắc (trừ mỏ hạt): Vàng; Vàng cam; Vàng đốm; Nâu đỏ; Nâu; Tím đậm.

2.6.4. Các chỉ tiêu năng suất

- Bông/khóm (bông) - Tổng số hạt/bông (hạt) - Số hạt chắc/bông (hạt) - Tỷ lệ lép (%)

- P1000 hạt (gr)

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) - Năng suất thực thu (tạ/ha) - So sánh với đối chứng (%)

Phương pháp xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Gặt các cây theo dõi trên các ô thí nghiệm để riêng đem về phòng đo, đếm, cân để tính ra các yếu tố cấu thành năng suất.

- Tính số bông/m2: đếm số bông trên mỗi điểm điều tra, mỗi điểm lấy 5 khóm, rồi tính giá trị trung bình của ba lần nhắc lại.

Số bông/m2

= lấy số bông/khóm x 50 (45)khóm/m2.

- Tính số hạt chắc/bông: mỗi 1 điểm thí nghiệm lấy 5 bông. Sau đó tách thóc ra khỏi bông loại bỏ lép lửng và đếm số hạt chắc, rồi lấy giá trị trung bình tính số hạt chắc/bông.

- Tính khối lượng 1000 hạt:

Cân thóc khô ở ẩm độ 13%, cách làm là đếm lấy 100 hạt làm ba lần nhắc lại đem cân lên được khối lượng P1, P2, P3 bảo đảm cho các lần sai khác 3%, sau đó tính khối lượng 1000 hạt như sau:

P1000 hạt= P1 + P2 + P3 x 10 (g) 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng , phát triển và năng suất của một số giống lúa trong vụ xuân (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)