Những thành tựu và hạn chế của các ngân hàng thương mạiViệt Nam sau khi hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ.TỔNG QUAN CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 37)

VI. Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế của ngân hàng thương mạ

4) Những thành tựu và hạn chế của các ngân hàng thương mạiViệt Nam sau khi hội nhập quốc tế.

sau khi hội nhập quốc tế.

4.1 – Thành tựu

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng.Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, ngành ngân hàng rất chú trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng cũng rất cố gắng trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm để cung cấp cho xã hội. Đây là một xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào thế giới và các ngân hàng trong nước đang phải đối phó với sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Trình độ công nghệ cũng có những bước cải thiện giúp hiện đại hoá các phương tiện thanh toán. Hệ thống máy rút tiền tự động ATM đem đến nhiều tiện ích trong cuộc sống.

Một trong những thành tựu nổi bật của ngành ngân hàng là đã huy động được hàng nghìn tỉ đồng để đầu tư vào những chương trình kinh tế trọng điểm có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế. Nhiều công trình, dự án quan trọng của đất nước được hình thành từ nguồn vốn ngân hàng (như các dự án về dầu khí, công nghiệp đóng tàu, xi măng, sắt thép, thuỷ điện,....). Đặc biệt, ngành ngân hàng đã dành nguồn vốn đáng kể để đầu tư phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vốn ngân hàng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Ngành ngân hàng cũng thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Vốn ngân hàng đã góp phần vực dậy hàng trăm doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản trở lại kinh doanh có hiệu quả, đem lại những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, ngành cũng hỗ trợ tích cực và góp phần đạt được những thành tựu nổi bật trong nhiều hoạt động như xoá đói giảm nghèo, cho vay chương trình phát triển nhà ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; cho vay khắc phục hậu quả

thiên tai; cho vay ưu đãi về lãi suất khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa; lập quỹ tín dụng đào tạo cho sinh viên, học sinh vay tiền dài hạn 10-15 năm, lãi suất bằng 50% lãi suất thương mại thông thường (trong thời gian đi học không thu lãi).

Ngành ngân hàng cũng chú trọng việc mở rộng, tăng cường hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Duy trì tốt quan hệ với các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tham gia Hiệp hội Ngân hàng các nước ASEAN...

Nếu như những năm trước, ngân hàng thương mại Việt Nam hầu như chỉ thực hiện các nghiệp vụ truyền thống thì từ mấy năm trở lại đây, đã mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng mới của ngân hàng thương mại hiện đại: dịch vụ ngân hàng tại nhà, Internet Banking, hệ thống thanh toán thẻ, ATM...

Ngoài việc tăng trưởng mạnh các hoạt động huy động và cho vay, các hoạt động có thu khác của ngân hàng thương mại cũng ngày càng được quan tâm và phát triển. Đây là xu hướng của các ngân hàng thương mại ở các nước phát triển.

Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng dịch vụ tài chính, tín dụng các năm

Sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2008, dịch vụ thẻ ngân hàng và mở tài khoản cá nhân, trả lương qua dịch vụ ngân hàng tự động ATM phát triển nhanh chóng. Toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân, tăng 36% so với cuối năm 2007; số lượng thẻ trong lưu thông đạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ. Hệ thống ATM có 7.051 máy, tăng 2.238 máy so với cuối năm 2007. Mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 24.760 thiết bị POS. Các hệ thống

thanh toán của ngành Ngân hàng tiếp tục được ứng dụng công nghệ hiện đại hoá, tiên tiến theo hướng tự động hoá, mở rộng dịch vụ, phạm vi áp dụng và tăng nhanh tốc độ xử lý.

Ngân hàng thương mại Việt Nam đã thiết lập được đội ngũ chi nhánh và các điểm giao dịch đông đảo trong tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn và tín dụng đến những vùng tiềm năng.

Đội ngũ cán bộ ngân hàng Việt Nam là khá đông đảo. Phần lớn cán bộ ngân hàng đều mong muốn được đóng góp và hoạt động lâu dài trong ngân hàng của mình, và nếu được đào tạo một cách quy mô thì chắc chắn sẽ là những con người rất đắc lực cho hoạt động ngân hàng

4.2 - Hạn chế

Sự bùng nổ thành lập ngân hàng mới.Hiện tượng bùng nổ thành lập ngân hàng mới do một số nguyên nhân như tâm lý đón đầu cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO, hay do sự cởi mở của Nhà nước sau một thời gian dài quản lý chặt chẽ. Tốc độ phát triển của con số các ngân hàng mới cũng đồng nghĩa với việc đem lại những xáo trộn trong ngành ngân hàng và sự nảy sinh những lo ngại về năng lực quản lý và cạnh tranh của các ngân hàng mới.

Tăng trưởng tín dụng nóng rồi sau đó siết chặt tín dụng: Có thể nói, mức độ tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2007 và vài tháng đầu năm 2008 được xem là “nóng”. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng “nóng” trong các hoạt động đầu tư của xã hội và là một trong những nhân tố thúc đẩy lạm phát, bên cạnh những yếu tố khách quan khác..

Hiện nay ngành ngân hàng đang được bảo hộ khá nhiều. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh đến từ các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng gia tăng. Do vậy, phải chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh khi bị giảm bảo hộ là việc cần thiết đối với các ngân hàng trong nước hiện nay.

Chất lượng dịch vụ của ngân hàng trong nước còn yếu kém: hiện tượng nhân viên làm việc đủng đỉnh trong khi khách hàng đang chờ đợi là hiện tượng còn khá phổ biến tại một số ngân hàng trong nước. Còn có những ngân hàng yêu cầu khách hàng phải đến rút tiền đúng nơi gửi, vì thông tin của khách hàng chưa được “post” lên mạng của ngân hàng. Những hạn chế tương tự như vậy gay nhiều phiền toái cũng như cảm giác không hài lòng cho khách hàng.

Công nghệ lỗi thời: Mặc dù gần đây các ngân hàng trong nước đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, tuy nhiên hiệu quả của những đầu tư không đồng đều. Đặc biệt, tại các ngân hàng thương mại nhà nước, việc đầu tư thường được chú trọng nhiều vào “bề nổi” là các hệ thống thông tin, nhưng lại không tiếp cận được vấn đề cốt lõi là tạo lập cơ sở nguyên tắc nghiệp vụ và quản trị để tận dụng tối đa những tiện ích do các hệ thống công nghệ thông tin mang lại.

Khả năng quản lý rủi ro còn yếu kém: Có thể nói, cho đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật của nhiều ngân hàng Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có lịch sử phát triển chỉ khoảng 20 năm (khoảng thời gian quá non trẻ so với con số 158 năm tuổi của Lehman Brothers- ngân hàng Mỹ vừa bị phá sản). Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam cũng chỉ chừng ấy năm. Hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro trong ngành tài chính vẫn còn lỏng lẻo và yếu. Nhiều ngân hàng vẫn chưa chú trọng đầy đủ đến vấn đề quản lý rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường.

Ảo tưởng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường bất động sản.Đối với Việt Nam, hiện tượng “thổi phồng” giả tạo do những kẻ đầu cơ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản”. Nếu thị trường bất động sản vỡ sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống dịch vụ khác, trong đó có ngành ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu có một cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và ngành ngân hàng trở nên một yêu cầu cấp thiết.

Tâm lý an toàn giả tạo cũng là một yếu tố gây bất lợi: tâm lý an toàn giả tạo đang tồn tại tại Việt Nam. Đây là một điều nguy hiểm vì tại những thị trường mới nổi như Việt Nam thì năng lực giám sát và khả năng xử lý sự cố còn rất nhiều hạn chế, chưa nói đến khả năng tài chính của chúng ta cũng rất hạn hẹp. Tâm lý của cộng đồng cũng chưa được thử thách. Do vậy, nếu có sự cố xảy ra với chỉ một trong bốn ngân hàng thương mại lớn của chúng ta hiện nay thì khả năng xảy ra khủng hoảng dây chuyền là rất lớn.

Các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ khó khăn hơn: một đặc trưng của ngành ngân hàng hiện đại là tính liên thông cao, do vậy, từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, sẽ có thêm nhiều khó khăn đặt ra cho các ngân hàng trong nước do tính liên thông giữa các ngân hàng. Những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính và sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ chắc chắn sẽ là bài học cho các ngân hàng của Việt Nam. Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều chưa có khả năng cạnh tranh giành thị trường quốc tế nên ảnh hưởng của những gì đang xảy ra tại Mỹ đối với ngân hàng nước ta phần lớn mới chỉ là là những tác động gián tiếp. Các ngân hàng quốc tế cơ cấu lại cách thức giao dịch với những ngân hàng khác theo xu hướng thắt chặt các yêu cầu an toàn, vì vậy, các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn; chi phí cho các giao dịch liên ngân hàng cũng sẽ tăng cao. Hiện tại, trong thị trường liên ngân hàng, một số công ty và ngân hàng của Việt Nam đã phải vay của ngân hàng nước ngoài với lãi suất cao hơn trước.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc đổi mới nhưng các công cụ và cách thức quản lý điều hành của ngân hàng thương mại Việt Nam còn chưa theo kịp với yêu cầu của ngân hàng thương mại hiện đại. Kế hoạch hoạt động kinh doanh hiện tập trung vào tăng trưởng về số lượng chứ không phải chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

đặc biệt sẽ dẫn tới sự thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính ngân hàng. Nếu tính những khoản nợ khoanh và nợ khó đòi thì thực tế hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở trong tình trạng thua lỗ (lợi nhuận kinh tế âm). Các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu vẫn coi tài sản thế chấp là cơ sở đảm bảo tiền cho vay, kể cả đối với tín dụng ngắn hạn. Các ngân hàng còn xem nhẹ bảo đảm theo dự án, trong khi việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ là vấn đề khó khăn do vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy khó thu hồi được vốn vay. Khả năng chi trả của các ngân hàng thương mại Việt Nam rất thấp (tỷ lệ giữa tài sản Có có thể thanh toán và tài sản Nợ phải thanh toán ngay của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam thường nhỏ hơn 1, thấp xa so với tỷ lệ này ở các nước trong khu vực và thế giới).

●Vấn đề quản trị chiến lược của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy một chiến lược quản lý kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam thường không vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao.

●Máy móc, công nghệ ngân hàng còn nghèo nàn, lạc hậu: mặc dù trong thời gian qua, các ngân hàng đã đẩy mạnh tin học hoá vào hệ thống ngân hàng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Công nghệ đầu tư không đồng bộ mà đơn lẻ, manh múm nên hiệu quả sử dụng không được cao, do đó không có khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để phục vụ công tác quản lý điều hành. Tính không ổn định của công nghệ đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển cuả hệ thống ngân hàng, ngoài ra còn làm cho rủi ro công nghệ rất cao.

Các ngân hàng thương mại đã tập trung nhập khẩu trang thiết bị máy móc. Song ở nhiều ngân hàng thương mại, máy móc trang bị vẫn còn lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới. Nhiều máy móc được trang bị từ các năm trước đây cũng đã trở nên lạc hậu, trong khi đó các ngân hàng nước ngoài đang trang bị những hệ thống hiện đại nhất

Tính liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng trong nước để tạo nên sức mạnh cạnh tranh còn nhiều bất cập: việc liên kết, hợp tác sẽ cho phép phát huy được hiệu quả của hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí...Tuy nhiên, hợp tác của các ngân hàng thương mại trong nước mới chỉ dừng lại ở phạm vi cho vay hợp đồng tài trợ mà chưa đẩy mạnh sang các phạm vi khác. Như thế sẽ làm giảm thế mạnh của hệ thống ngân hàng trong nước, giảm sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ.TỔNG QUAN CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w