KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 67 - 70)

Phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa ở nước ta là khác nhau theo không gian và thời gian, do đặc điểm Việt Nam thuộc khu vực Châu Á gió mùa, ở tận cùng phía đông nam một đại lục rộng lớn thếgiới, lãnh thổhẹp ngang chạy theo phương kinh tuyến qua nhiều vĩ độ, tiếp giáp 2 mặt với TBD và AĐD lại nằm trong khu vực nội chí tuyến của BBC với các trung tâm khí áp tác động trực tiếp, hay gián tiếp đến các khu vực khác nhau, gây ra những hệquảthời tiết rất khác nhau cho nước ta mà không có một nơi nào trên thế giới có thể so sánh được. Không những hệquảthời tiết gâymưa ở Việt Nam là chỉ do 1 hệ thống thời tiết độc lập ảnh hưởng đến mang lại hệ quả thời tiết của trung tâm khối không khí phát sinh, tác động mà khi nó di chuyển từ nơi khác đến tuỳ thuộc vào đường đi,độ suy yếu và biến tính hay giữnguyên tính chất, mà còn hoạt động xen kẽ giữa hệthống thời tiết này với hệthống thời tiết khác hoặc kết hợp với nhau. Do vậy sự biến đổi của các đặc trưng mưa theo không gian và thời gian ở Việt Nam càng thêm nhiều những biến động vô cùng phức tạp.

Ngoài những điều kiện hoàn lưu nêu trên, điều kiện địa hình như đồi, núi, những dãy núi cao chạy dài khắp từ bắc đến Trung Trung Bộ nước ta cũng góp phần nguyên nhân gây ra sựphân hóa của các đặc trưng mưa theo không gian ở nước ta.

Sau khi tính toán, phân tích ta có thể đưa ra một sốkết luận sau:

a) Vềphân bốkhông giancác đặc trưng mưa:

Biến trình lượng mưa tháng nhiều năm của cả nước có cực tiểu trong tháng 2, tăng dần trong tháng 3 và 4, tăng đột biến trong tháng 5 và đạt cực đại trong tháng 8 sau đó giảm dần từtháng 9đến tháng 12, riêng vùng khí hậu B4 và N1 cực đại trễ hơn

hai tháng là vào tháng 10. Từ tháng 1 lượng mưa tập trung trên khu vực Trung Trung

Bộkéo dài từHà Tĩnh đến Phú Yên,đến tháng 2 và tháng 3,lượng mưa có xu thế tăng

dần lên ởvùng tây bắc và mở rộng sang đông bắc xuống đến vùng Đồng Bằng Bắc Bộ,

trongkhi đó ở vùng duyên hải Trung Trung Bộ lượng mưa đangcó xu thế giảm dần và

mở rộng về phía bắc. Nam Bộ và Tây Nguyên lượng mưa không đáng kể và có xu thế

tăng, thời kỳ này đặc trưng của mùa khô. Từtháng 4 đến tháng 6 lượng mưa tăng dần

trên hầu hết các tỉnh từ Bắc Bộ đến Nam Bộ và cả Tây Nguyên, riêng khu vực duyên

tháng 9 lượng mưa tăng dần và mở rộng ra bao phủ toàn bộ các tỉnh duyên hải, đồng

thời ở các tỉnh phía bắc nhận thấy có sự suy giảm lượng mưa và mở rộng theo không

gian về phía đông bắc bộ. Từ tháng 10 đến tháng 12, phân bố mưa trải rộng khắp cả nước, lượng mưa lớn tập trung ở khu vực Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Phan Rang, lượng mưa nhỏ và có xu hướng giảmở phía đông bắcĐồng Bằng Bắc Bộ.

Tổng lượng mưa trung bình các tháng trong nhiều năm của cả nước là: 150.0 mm. Trong đó vùng có lượng mưa trung bình lớn nhất tập trung ở hai vùng khí hậu B4 và N1.Lượng mưa tháng lớn nhất là vào tháng 12: 992.2 mm tại trạm Trà My tỉnh Quảng Nam. Lượng mưa tháng nhỏ nhất là vào tháng 2: 0 mm (không có mưa), xảy ra tại các trạm Múi Né, Bầu Trắng tỉnh Bình Thuậnthuộc vùng khí hậu N1, Krông Pa tỉnh Gia

Lai thuộc vùng khí hậu N2 và trạm Cần Giờthuộc vùng khí hậu N3.

Tổng lượng mưa năm phân bố không đều, tổng lượng mưa năm lớn nhất là 4730.2 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu N2, đây cũng là nơi có lượng mưa mùa mưa, mùa Xuân và mùa hè lớn đồng nghĩa đây là nơi xảy ra hiện tượng mưa lớn và rất lớn phổ biến nhất cả nước, nơi có tổng lượng mưa lớn không có

nghĩa là nơi có số ngày mưa lớn nhất. Số ngày mưa nhiều nhất thuộc về Sa Pa, sốngày

mưa nhiều nhất mùa Đông và mùa Xuân là Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng khí

hậu N3, nơi có tổng lượng mưa năm, số ngày mưa trong năm, lượng mưa mùa Đông,

lượng mưamùa Xuân nhỏnhất tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng khí hậu N1. Mùa mưa trên các vùng khí hậu phía bắcnước ta, khu vực Tây Bắc và Đông Bắc nhìn chung mùa mưa gần giống nhau, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, riêng một số tỉnh như Sơn La mùa mưa kết thúc sớm hơn là tháng 9 và các tỉnh phía đông bắcmùa mưa bắt đầu muộn hơn là từ tháng 5. Đồng Bằng Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu muộn hơn so với vùng khí hậu phía bắc một tháng là từ tháng 5 đến tháng 10,

riêng Vĩnh Phúc bắt đầu mùa mưa từ tháng 4, bên cạnh đó các tỉnh như Bắc Giang và

Bắc Ninh có mùa mưa kết thúc sớm hơn là tháng 9. Đối với các tỉnh thuộc khu vực

Bắc Trung Bộ mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng các tỉnh phía nam khu

vực thời gian kết thúc muộn hơn là tháng 11. Với vùng khí hậu Trung Trung Bộ, mùa

mưa có sựphân hóa mạnh theo chiều kinh tuyến và vĩ tuyến và phụthuộc nhiều vào vị trí địa lý của các tỉnh, thời gian bắt đầu mùa mưa phổ biến khoảng từ tháng 8 và kết

thúc vào tháng 12, riêng một số tỉnh có mùa mưa bắt đầu sớm hơn hoặc kết thúc sớm hơn. Đặc biệt có tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi có lượng tổng mưa tháng lớn hơn

100 mm vào tháng 5 và 6 nhưng giảm mạnh dưới ngưỡng 100 mm trong tháng 7 và lại

vượt ngưỡng từtháng 8,đối với khu vực Tây Nguyên, mùa mưa bắt đầu từ tháng5 đến

tháng 10, riêng tỉnh Lâm đồng có mùa mưa bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn 1 tháng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vùng khí hậu Nam Bộ, mùa mưa cũng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng một số

tỉnh lại có mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn 1 tháng.

b) Vềxu thếbiến đổi

Xu thếbiến đổi của các đặc trưng mưa tháng, hầu hết có xu thếgiảm ở tất cả các

vùng khí hậu, đặc biệt xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng ở vùng khí hậu cùng tăng

lên trong tháng 3, vùng khí hậu B1, B2, B3, B4 đều có xu thế tăng lên trong tháng 5 và tháng 7, riêng vùng khí hậu N1 tăng lên trong tháng 8, 11 và tháng 12. Vùng B2, B3, B4

và N1 có xu thế tăng trongtháng 12 nhưng sang tháng 1 chỉ còn vùng B2 và N1 là còn

giữ nguyên xu thế tăng.

Xu thế biến đổi của các đặc trưng lượng mưa và số ngày mưa củacác thời kỳ trong

nămcủa các trạm trên các vùng khí hậu khác nhau đều có xu thế tăng giảm khác nhau,

hầu hết các đặc trưng mưa đều có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B1, B2 và B3 và có

xu thế tăng trên các vùng khí hậu B4, N1, N2 và N3; Đặc biệt xu thếbiến đổicủa tất cả các đặc trưng tăng mạnh nhất trên vùng khí hậu N1và N3.

Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa trên các trạm khí tượng thủy văn đa phần vẫn giữ nguyên không thay đổi, riêng hai vùng khía hậu N1 và N3 có xu hướng tăng lên, còn lại các vùng khí hậu khác độ dài mùa mưa có xu hướng giảm.

Phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên lãnh thổ Việt Nam có sự phân hóa lớn theo không gian và thời gian mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lý, điều kiện địa hình và chịu ảnh hưởng của cơ chế hoàn lưu gió mùa phức tạp, chịu tác động của

sự thay đổi của hoàn lưu quy mô lớn…Do đó, để lý giải nguyên nhân dẫn đến sự phân

hóa và xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa của các địa điểm hay khu vực là rất phức tạp,

cần có những nghiên cứu chuyên sâu, đây cũng là điểm hạn chế lớn nhất trong luận văn

Một phần của tài liệu PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 67 - 70)