Cưu là tên con ác điểu Loài chim này thường ăn thịt cha nó Cánh là tên con ác thú Giống thú này thường ăn thịt mẹ

Một phần của tài liệu Đại Việt Thông Sử (Trang 35 - 37)

Lúc bấy giờ Vĩnh Hưng Bá Trịnh Tuy là cháu họ Duy sản, tranh quyền với An Hòa Hầu Nguyễn Hoằng Dụ, kéo quân đánh nhau.

Họ Thủy chú (Trịnh) và họ Tống sơn (Nguyễn) đều là họ Công thần hạng nhất, danh vọng trên

đời, thế mà bổng gây hiềm khích, Hoàng đế hòa giải cũng không yên. Hoằng Dụ cử binh đánh Trịnh Tuy, Tuy chạy về Lôi Dương. Trần Chân là con nuôi Duy Sản, nên bênh Trịnh Tuy, bèn cử binh đánh Hoằng Dụ, Hoằng Dụ chạy [tờ 5b] về Tống Sơn. Thế là chỉ còn một mình Trần Chân lưu lại triều đình phụ

chánh.

Hoàng đế thấy hai họđánh nhau, chưa phân đằng nào phải trái, lại nghe theo lời Trần Chân, sai

Đăng Dung dẫn thủy quân đuổi đánh Hoằng Dụở Thanh Hoa. Hoằng Dụđưa tờ thư và bài thơ cho Đăng Dung, Đăng Dung bèn án binh bất động, nên Hoằng Dụđược chạy thoát.

Năm Quang Thiệu thứ 3 (1518), Đăng Dung thăng tước Vũ Xuyên Hầu, ra trấn thủ Hải Dương. Tại đây Đăng Dung thu thập dân quân, chỉnh đốn đội ngũ, binh số ngày thêm nhiều.

Lúc này, chỉ có một mình Thiết Sơn Bá Trần Chân nắm quyền binh trong Kinh Sư, Đăng Dung sợ

Chân, bèn cưới con gái Chân cho con trai mình là Đăng Doanh, để làm vây cánh.

Vua Chiêu Tông nghe lời gièm pha, giết Trần Chân. Đồ đệ Trần Chân là bọn Nguyễn Kính, đều thuộc hạng tướng mạnh vùng Sơn Tây, liền cử binh đánh vào Kinh Đô, Hoàng thượng chạy sang nhà Xúc ý huyện Gia Lâm, [tờ 6a] Trịnh Tuy đóng đồn ở Sơn Nam, có chừng hơn vạn quân, được tin trên dẫn binh về cứu. Hoàng thượng triệu Hoằng Dụđể dẹp giặc cứu nhà vua, nhưng Dụ không chịu đến; các tôn thất và đại thần chạy theo vua cũng không có bao người; lính cấm vệ quá ít, không biết cậy vào Tướng nào, vua bèn sai Hà Văn Chính và Lê Đại Đỗ đi triệu Đăng Dung. ý ngài muốn cậy binh lực của Đăng Dung để khôi phục lại Kinh Sư. Nhưng Đăng Dung thấy triều đình rối loạn, bèn nẩy ra mưu đồ khác.

Sau khi vào yết kiến Hoàng đế, Đăng Dung đóng thủy quân ở sông Nhị Hà, và cho là Xúc ý

đường hơi xa, bèn tâu xin Hoàng thượng dời về Thuần MỹĐường BồĐề, để tiện theo hầu.

Đăng Dung muốn mượn thế giặc để giết hại đại thần, cho hết vây cánh nhà vua, bèn lập ra kế: Vờ cho người đi dụ bọn Kính, Áng hàng rồi mạo lời chúng yêu sách, liền ức hiếp triều đình [tờ 6b] giết

Đoan quận công Ngô Bính, Thọ quận công Trịnh Hựu, và bọn Trử Khải để vừa lòng giặc.

Đăng Dung cho là Hoàng đếở điện Thuần Mỹ, hơi gần với nơi thủy quân của bọn con em Trần Chân, định xin Hoàng thượng dời đến Bảo Châu, nhưng Đô ngự sử Đỗ Nhạc, và Phó đô ngự sử Nguyễn Dự tranh luận, không đồng ý. Đăng Dung bèn sai người trong đảng là Đinh Mông bắt Đỗ Nhạc1 và Nguyễn Dự, đem giết tại vườn dâu phía cửa Bắc hành doanh Xuân Xã. Quần thần đều rung sợ! Bèn rước Hoàng đế tới Bảo Châu. Tựđây, đại quyền trong triều ngoài quận đều thuộc về tay Đăng Dung.

Sau đấy một thời gian ngắn, Nguyễn Hoằng Dụ đem quân về cứu nạn giặc, Hoàng đế bèn sai

Đăng Dung và Hoằng Dụ, đều dẫn quân đánh bọn Kính và Áng ở Sơn Tây. Hoằng Dụ dẫn quân bản bộ

tiến đánh trước, bị thua trận. Đăng Dung thì án binh không tiến, [tờ 7a] nên vẫn được toàn quân, rồi Hoằng dụ dẫn quân về, Đăng Dung bèn giữ hết binh quyền một mình. Ít lâu, Hoằng Dụ chết ở Thanh Hoa, Đăng Dung lại càng tung hoành, không còn phải sợ một ai. Mùa đông năm này, Hoàng thượng cho

Đăng Dung chức Đề thống các doanh thủy quân và bộ binh.

Năm Quang Thiệu thứ 4 (1519), Hoàng thượng sai Đăng Dung thống lĩnh các quân đánh phá giặc Lê Tiếu ở Từ Liêm, bắt được Lê Tiếu, lại chiêu dụ đảng giặc Nguyễn Kính và Hoàng Duy Nhạc đầu hàng. Bộđội ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục.

Sau khi Hoàng thượng trở về Kinh Đô, tiến phong Đăng Dung tước Minh Quận Công.

Niên hiệu Quang Thiệu thứ 5 (1520), Đăng Dung bàn với nhân gia Lễ bộ Thượng thư Phạm Gia Mô, tính kếđược nắm trọn binh quyền, đểđánh dẹp cướp giặc. Bọn Gia Mô cũng nghĩ: Tự xưa, quyền tại 5 phủ, các văn thần kỳ cựu cũng không được dự. Chi bằng bây giờđể cho [tờ 7b]Đăng Dung làm quan

Tiết chế, thì việc gì chúng mình cũng co thể làm được. Bèn cùng nhau ký tên vào tờ bảo cử. Hoàng đế ưng theo, cho Đăng Dung chức Tiết chế 13 Đạo thủy lục quân; Gia Mô chức Tán lý quân vụ. Thế là tất cả

binh mã trong thiên hạ, đều thuộc quyền Đăng Dung.

Niên Hiệu Quang Thiệu thứ 6 (1521), Đăng Dung tự phong lên tước Nhân quốc công, Tiết chế 13

Đạo thủy lục quân.

Đăng Dung giữ binh quyền đã lâu, Tướng Tá đều quy phụ. Hoàng đế cũng biết y chuyên quyền, nhưng còn mong lòng trung nghĩa của y, hy vọng thu công sau này, ngài thân đến phủ Đăng Dung và phong thêm cho chức Thái phó. Mùa đông năm này, Hoàng đếđến viện Quỳnh Vân úy lạo Đăng Dung, và sai dẫn quân đi Bắc Giang đánh giặc Trần Thăng, sau khi Đăng Dung đã đi, ngài lại ban cho tờ sắc rằng:

"Trẫm thường nghe: [tờ 8a] Vì nước trừ bạo tàn, xông pha nơi nguy hiểm. Đó là chức trách của người làm Tướng. Cho nên Điền Đan nước Tề, xông pha nơi tên đạn mà nước địch hàng; Lý Tố nước

Đường, xông pha gió sương, mà bình Quán Sái, các Tướng ấy đều bảo vệ xã tắc, và có công lớn với thiên hạ.

Khanh là người trẫm trông cậy. Nay giặc Thăng tụ tập chúng đảng, đóng vùng Thái Nguyên Lạng Sơn, triều đình phong cho khanh làm Đô Tướng, dẫn thủy lục quân trong thiên hạ đi đánh dẹp, vượt sông núi, gội gió mưa, phá quân giặc ở huyện phượng nhỡn và Bảo Lộc, những nơi khanh dẫn quân đi qua, binh sĩ không hề xâm phạm của dân một mảy may, các dân xã đó đều mến phục. Đã mấy lần nhận

được thư tâu thắng trận, trẫm rất khen ngợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nay sai Thiếu bảo Binh bộ Thượng thư Cẩm sơn hầu Lê thúc Hựu, [tờ 8b] Tư lễ giám Tổng thái giám kiêm Tài dụng khố sự Lê Khoái, và Tả thị lang Đông các Đại học sĩ Nguyễn Quýnh, đem tờ sắc chỉ

này úy lạo khanh cùng tướng sĩ các doanh, và 100 lạng bạc để khanh thưởng kẻ có công.

Khi nhận tờ sắc này, khanh nên thể theo ý trẫm; Lấy điều trung nghĩa khích lễ tướng sĩ, đồng tâm hiệp lực, lập kế bắt giặc. Chỉ cốt bắt cho bằng được chính tên giặc Thăng, còn những kẻ a tòng, đều tha hết thẩy. Quét sạch vào sào huyệt của giặc ẩn núp đã lâu năm; cứu vớt dân một phương khỏi lầm than, được an cư lạc nghiệp, để thông đường sứ sự, để trọn vẹn chiến công. Như vậy thì công danh của khanh vang lừng vũ trụ, tước lộc của khanh sẽ lưu truyền mãi mãi tới con cháu đời sau".

[tờ 9a] Đăng Dung tiến quân đến Lạng Nguyên, Trần Thăng thua chạy, quan quân đuổi bắt

được, bèn kéo quân trở về.

Niên hiệu Quang Thiệu thứ 7 (1522, Lê Bá Hiếu nổi loạn ở Đông Ngàn, Đăng Dung dẫn các tướng đánh dẹp, nhưng không được. Đợt sau lại dẫn quân đánh phá, bắt được Bá Hiếu.

Sau khi Đăng Dung một mình giữ binh quyền, từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh, mà đạo quân nhà vua thì yếu ớt, lòng người ai cũng hướng vềĐăng Dung, nên y càng lưu tâm mưu việc phản nghịch.

Nhân Gia với Đăng Dung và Phạm Gia Mô, chức Lễ bộ Thượng thư, giữ chánh quyền trong triều; em rể là Vũ Hộ, chức Tảđô đốc trấn Sơn Tây, đều là bè đảng thông đồng. Thượng thư Trịnh Chí Lâm, Nguyễn Thời Ung đều phụ họa thêm. Y lại tiến vua một mỹ nhân, giả danh là con gái của y, vào làm cung tần để dò la tin tức Hoàng đế; sai em là Đông quận công Mạc Quyết giữđạo binh túc vệ; sai con trai là Đăng Doanh Dục mỹ hầu [tờ 9b] giữđiện Kim Quang.

Khi Đăng Dung đi đường bộ, thì dùng lọng phượng bông vàng; khi đi đường thủy thì dùng thuyền rồng dây lụa1. Tự do ra vào nơi cung cấm, không hề nể sợ. Lại giết hết những người tâm phúc của vua là bọn: Thị vệ Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ Minh sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử.

Một phần của tài liệu Đại Việt Thông Sử (Trang 35 - 37)