Để xác định môi trƣờng thích hợp nhất cho việc bảo quản và nhân giống cấp 1 phù hợp với loại nấm Linh chi đỏ mọc tự nhiên tại khu vực Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thí nghiệm sau:
Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 đĩa. Mỗi lần thực hiện trên 50 đĩa petri. Tổng số đĩa sử dụng trong 3 lần là 150 đĩa.
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng lan tơ của nấm Linh chi trên các môi trƣờng agar
Nghiệm thức Môi trƣờng nuôi cấy
1 PGA
2 PGA + 10 % dịch chiết cà rốt 3 PGA + 10 % nƣớc dừa già
4 Mizuno
Các chỉ tiêu theo dõi
- Tốc độ lan tơ (cm/ngày).
- Màu sắc và hình thái sợi nấm ( hệ tơ dày hay mỏng, có màu sắc gì). Cách tiến hành thí nghiệm: các môi trƣờng đều hấp khử trùng ở 121oC trong 25 phút. Đổ môi trƣờng vào đĩa petri vô trùng, để nguội, cấy giống vào đĩa và ủ ở nhiệt độ phòng (28 – 30oC). Sau khi cấy 2 ngày, đo đƣờng kính của tơ nấm mỗi ngày 1 lần cho tới khi tơ lan hết đĩa (khoảng 1 tuần).
3.3.4.Khảo sát sự sinh trƣởng của sợi nấm trên môi trƣờng nhân giống
Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 ống.
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệmkhảo sát sự sinh trƣởng của sợi nấm trên môi trƣờng nhân giống
Nghiệm thức Môi trƣờng nuôi cấy
1 Lúa 90 % + mạt cƣa 5 % + cám gạo 5 % 2 Lúa 50 % + mạt cƣa 25 % + cám gạo 25 % 3 Mạt cƣa 50 % + cám bắp 50 %
4 Lúa 50 % + cám bắp 25 % + cám gạo 25 %
Tổng số ống nghiệm cấy trong 3 lần là 120 ống. Các chỉ tiêu theo dõi
- Đo tốc độ lan sâu của sợi nấm 3 ngày 1 lần (cm/ngày).
- Quan sát màu sắc, đặc điểm sợi nấm.
Cách tiến hành thí nghiệm: tiến hành phối trộn môi trƣờng theo các nghiệm thức thí nghiệm sao cho độ ẩm đạt khoảng 60 %, cho môi trƣờng vào khoảng 3/4 chiều dài ống nghiệm, khử trùng 121o
C trong 30 phút, để nguội và cấy giống vào. Theo dõi và đo độ lan sâu của sợi nấm theo định kỳ 3 ngày một lần, bắt đầu từ ngày thứ 6.