3. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.3. Kết luận chƣơng
Trong chương 1, luận văn đã trình bày đến các nội dung như khái niệm về giấu tin, phân loại các kỹ thuật giấu tin, một vài nét về lịch sử giấu tin, giấu tin trong ảnh và một số tính chất của nó. Nội dung chương này đã trình bày lý do tại sao phải giấu tin, mục đích giấu tin và các phương pháp giấu tin mật từ ngàn xưa.
Trong lịch sử loài người đã biết vận dụng sáng tạo trí tuệ của mình để giấu những thông điệp vô cùng quan trọng, như cạo đầu và xăm chữ lên da đầu, hay khắc chữ lên viên thuốc rồi bọc lại bằng sáp ong …
Ngày nay, khi sự phát triển của Công nghệ Thông tin vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ, loài người lại phải tìm cách bảo vệ những sản phẩm trí tuệ của mình nói chung và bảo vệ bản quyền những sản phẩm đồ họa vector nói riêng.
Khi giấu tin cho ảnh cần phải thỏa mãn ba yêu cầu đó là tính ẩn của thông tin được giấu, tính bền và tính an toàn. Bên cạnh đó chương này còn trình bày về mô hình kỹ thuật giấu và tách tin.
Kỹ thuật giấu tin được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: “Bảo vệ bản quyền tác giả” đây chính là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất và là ứng dụng cơ bản nhất của kỹ thuật thủy vân số. Ứng dụng thứ hai là “Xác thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thông tin hay phát hiện xuyên tạc” ứng dụng này được dùng để phát hiện những sản phẩm bị đánh cắp bản quyền hay sử dụng sai mục đích hoặc đã bị thay đổi nội dung mà không được sự cho phép của tác giả. “Giấu vân tay hay dãn nhãn” được dùng để nhận diện người gửi hoặc người nhận. “Kiểm soát sao chép” và “Giấu tin mật” là hai ứng dụng được dùng để quản lý các sản phẩm tránh trường hợp sao chép trái phép của người sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2: GIẤU TIN TRONG BẢN ĐỒ VÉC TƠ