VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA CÁC DNBH PH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 75 - 79)

NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI

Bảo hiểm là hoạt động kinh doanh rủi ro do vậy chắc chắn phần lớn khoản phí bảo hiểm thu được sẽ dùng để bồi thường trở lại cho khách hàng. Tuy nhiên nếu phí bảo hiểm thu được chỉ để bù đắp tổn thất và bồi thường cho người được bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm không thể tồn tại do không có tiền để trả lương cho cán bộ công nhân viên của họ hoặc trả các khoản chi phí quản lý liên quan khác như giám định và xét giải quyết bồi thường và như vậy không thể có hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngay cả các Hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận, thì trong khoản phí thu từ các hội viên cũng phải có khoản chi phí quản lý để trả tiền lương và công tác phí cho các cán bộ nhân viên của họ để duy trì các hoạt động chung của Hội. Theo kinh nghiệm đúc kết lại của các doanh nghiệp bảo hiểm lớn, có kinh nghiệp hoạt động lâu năm, để hoạt động bảo hiểm an toàn thì cơ cấu sử dụng phí bảo hiểm thường bao gồm:

- Bồi thường tổn thất thường xuyên (60%). - Chi phí quản lý của người bảo hiểm (15%). - Dự phòng tổn thất lớn (5%).

- Hoa hồng đại lý/môi giới bảo hiểm (5%-20%) - Chi phí giám định, xét bồi thường (5%).

- Các chi phí phát sinh khác (5%)

Để có được tỷ lệ tổn thất của một hoặc một nhóm đối tượng bảo hiểm, do một hoặc một số rủi ro nào đó gây ra, các nhà bảo hiểm phải có số liệu thống kê trong một khoảng thời gian nhất định liên quan tới các tổn thất của đối tượng hoặc nhóm đối tượng đó, các rủi ro đã xảy ra và các rủi ro thường được yêu cầu bảo hiểm, thời gian và địa điểm của đối tượng hoặc nhóm đối tượng có yêu cầu bảo hiểm đó và tính phí bảo hiểm theo tỷ lệ các khoản dự

định ở trên. Vì vậy thống kê là hoạt động rất quan trọng trong bảo hiểm Nếu sau một thời gian áp dụng các số liệu thống kê sẵn có để tính phí bảo hiểm, tỷ lệ tổn thất thực tế lại cao hơn so với tính toán thì nhà bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh tăng phí trong thời gian sau đó và ngược lại họ sẽ phải điều chỉnh giảm phí để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho cả bản thân họ và người được bảo hiểm.Trong trường hợp không điều chỉnh phí kịp thời, nhà bảo hiểm rất dễ bị phá sản hoặc mất khách hàng.

Các nước tư bản phát triển quan tâm đến hoạt động bảo hiểm vì họ biết và đánh giá đây là hoạt động xuất nhập khẩu vô hình, hoạt động này mang lại rất nhiều lợi nhuận không chỉ cho một doanh nghiệp mà còn làm tăng tổng thu nhập quốc dân của cả nước. Thí dụ, cuối những năm chín mươi thế kỷ trước, trong quá trình đàm phán hợp tác thương mại Nhật – Mỹ, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Chính phủ Nhật phải mở cửa thị trường thương mại, tài chính ngân hàng và đặc biệt là thị trường bảo hiểm để các công ty bảo hiểm Mỹ có thể thâm nhập thị trường Nhật vì nhiều năm trước đó Mỹ không thể tham gia vào bất cứ hoạt động bảo hiểm nào trên đất Nhật. Luật pháp của Nhật cũng quy định rất chặt chẽ, hầu như không cho các Công ty bảo hiểm nước ngoài mở chi nhánh hoạt động hoặc có trụ sở tại Nhật, ngoài ra, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất Nhật đều phải bảo hiểm tại một Công ty bảo hiểm của Nhật. Thí dụ, năm 1999-2000 khi Tổng công ty Dầu khí Việt nam yêu cầu nhà thầu Mitsui đóng mới tàu FPSO cho XNLD Dầu khí Vietsovpetro bằng vốn của XNLD, Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã đề nghị được tham gia bảo hiểm đóng tàu vì xác định đây là tài sản của Việt nam nhưng phía nhà thầu đóng tàu của Nhật đã viện dẫn các Luật pháp của Nhật để từ chối không cho Bảo hiểm Dầu khí tham gia với tư cách là nhà bảo hiểm gốc mà chỉ có thể nhận tái bảo hiểm của một công ty bảo hiểm Nhật, lúc đó là Mitsui cấp đơn bảo hiểm gốc.

Tại London, Vương quốc Anh, nhờ các hoạt động bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, mà hàng năm các Công ty, các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm, các Hội bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu của Anh đã mang về cho đất nước sương mù hàng vài chục tỷ bảng phí bảo hiểm, lớn hơn nhiều so với tổng thu nhập quốc dân của cả nước ta, góp phần tăng thu nhập quốc dân và việc làm cho hàng trăm nghìn người Anh. Chính phủ các nước phương Tây khác cũng thường xuyên đưa ra các chính sách để các Công ty bảo hiểm của họ bán được nhiều sản phẩm bảo hiểm sang thị trường các nước khác như giảm thuế doanh thu phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm cho các dịch vụ, thương mại xuất khẩu, xây dựng, hoàn chỉnh các điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước khắp thế giới. Phí bảo hiểm thu về, trong khi chưa phải giải quyết bồi thường đã được các nhà bảo hiểm đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán và đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ hoạt động đầu tư đó. Nhiều nhà bảo hiểm đã trở thành những nhà tư bản và đầu tư tài chính có tiếng trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới, nhiều Công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trở thành địa chỉ mơ ước của không ít người lao động đặc biệt là tầng lớp lao động trẻ. Lãi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Munich Re, Swiss Re, AIG, Zurich, Tokio Marine, ....chủ yếu là do hoạt động đầu tư phí bảo hiểm nhàn rỗi mang lại

Từ thực tế các nước có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Trong các khoản chi, chi bồi thường chiếm tỉ trọng cao nhất, do vậy để sử dụng phí có hiệu quả, việc giảm tỉ lệ bồi thường thông qua tăng cường quản lý rủi ro và hạn chế bồi thường không đúng là một trong những biện pháp quan trọng nhất.

là nguồn phí nhàn rỗi phải được sử dụng hiệu quả tối đa thông qua hoạt động đầu tư.

- Phí bảo hiểm là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, việc tăng doanh thu phí bảo hiểm phải được đặt lên hàng đầu trong kinh doanh bảo hiểm;

- Công tác thống kê là là một trong những khâu then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Hoạt động tái bảo hiểm có tác dụng vô cùng quan trọng đối với sự an toàn cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam không thể bỏ qua các kinh nghiệm của các nước và các doanh nghiệp đi trước trong kinh doanh bảo hiểm.

Chương 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)