Mục đích:
Các chất trợ xúc tiến tạo với các chất xúc tiến những phức chất và các phức chất này có nhiệm vụ hoạt hóa lƣu huỳnh làm tăng tốc độ lƣu hóa và cải thiện tính năng của sản phẩm.
21
- Chất trợ xúc tiến vô cơ: ZnO, Ca(OH)2, MgO, chì đỏ, chì trắng,…
- Chất trợ xúc tiến hữu cơ: thƣờng dùng kết hợp với oxit kim loại - chúng là các acide béo có phân tử lƣợng cao, bao gồm một hoặc là hỗn hợp các dạng acide sau: Oleic, Lauric và các loại dầu đƣợc hydro hóa từ dầu dừa, dầu cá, dầu lanh,…
- Chất trợ xúc tiến Oxit kẽm (ZnO)
2.2.4 Chất ổn định latex
Chất ổn định latex: là thành phần protein có trong latex. Trong quá trình bảo quản thƣờng bổ sung NH3 để tránh đông tụ cao su – gây phá vỡ cấu trúc hệ latex do hoạt động của các vi sinh vật, NH3 là chất quan trọng không thể thiếu đƣợc để tạo ra sản phẩm, giá thành của nó rẻ, ít độc hại.
2.2.5 Chất ổn định mủ
Các chất trùng hợp của sulphate alkyl phenol ethylene acide.
2.2.6 Chất phá bọt
Chất phá bọt ở dạng nhũ tƣơng bao gồm chất kháng bọt và phá bọt nó có tác dụng phá bỏ những bọt khí trong bể latex, tránh gây khuyết tật cho sản phẩm. Nó có độ ổn định và khả năng phân tán trong nƣớc rất tốt nên đạt hiệu quả cao.
2.2.7 Chất độn
Các sản phẩm nhúng từ mủ Latex, trọng lƣợng chất độn không vƣợt quá giới hạn 10%.
Mục đích:
Tăng độ cứng, tăng lực kéo đứt, tăng ứng suất, tăng tính kháng mòn, tăng tín khả năng truyền nhiệt, giải nhiệt nội sinh.
Dễ đúc khuôn, cán, ép đùn.
Làm ngoại quan sản phẩm đẹp, giảm tính co rút của bán thành phẩm.
22
- Về mặt hóa học cần phân biệt: Chất độn vô cơ (sét Kaolin AlSiO3 (bột đất), CaCO3, khói cacbon đen,…) và chất độn hữu cơ ( bột gỗ, bột mộc chất (lignine), bột cao su tái sinh, bột cao su lƣu hóa,…)
- Về mặt tác dụng cần phân biệt: Chất độn tăng cƣờng lực cao su (khói cacbon đen, silic, bột lignine cực mịn,…) và chất độn trơ (CaCO3 thô, bột đất,…)
Trong cao su y tế các sản phẩm condom và găng tay y tế ít dùng chất độn mà chủ yếu là chất bột chống dính Tale (4.SiO2.3MgO.H2O) có tính kháng acid, cách điện tốt, tạo sản phẩm có màng trơn láng. Các loại chất độn kể trên không dùng trong cao su y tế mà chỉ sử dụng trong cao su khô.
2.2.8 Chất tạo ra huyền phù
Dùng Tetra Sodium Pyrophophate, lƣợng dùng là 1% so với cao su khô. Ngoài ra, còn có thể dùng Sulfonate tên thƣơng phẩm là Darvan ( Mỹ).
2.2.9 Chất hóa dẻo
Mục đích:
- Tác dụng vào cao su sống:
Chất hóa dẻo giúp ta nhồi trộn vào đƣợc chất độn phân tán tốt trong cao su, dễ dàng định hình về sau (tăng tốc độ cán – ép đùn), giúp nhồi trộn các chất phụ gia và chất trộn ở nhiệt độ không cao lắm, vừa giúp cho các hỗn hợp cao su tƣơng đối ít bị : chín sớm, hay tránh cho hỗn hợp cao su không bị chết sớm ngay trên máy.
Về phƣơng diện kinh tế, các chất hóa dẻo làm giảm bớt thao tác cơ học cần thiết cho sự hóa dẻo cao su, giúp giảm đƣợc công suất tiêu thụ và đôi khi còn giúp ta giảm đƣợc thời gian chế tạo hỗn hợp.
- Tác dụng vào cao su lƣu hóa:
Có thể dùng một chất hóa dẻo cao su để biến đổi sức chịu kéo giãn, môđun, độ giãn dài, độ cứng của một cao su lƣu hóa. Chất hóa dẻo cũng có thể ảnh hƣởng tới tính
23
nảy trƣơng, độ trễ, xé rách, sức chịu ma sát, sức chịu lạnh, chịu ozon và chịu dung môi. Tất cả những đặc tính này là tùy thuộc vào cấu tạo vật lý - hóa học mà ta dùng.
Phân loại:
- Chất dầu. - Chất trơn.
- Chất dính và nhựa.
- Hắc ín thô và nhựa rải đƣờng.
Dựa vào tính năng sử dụng nên công ty sử dụng chất hóa dẻo là :
Acid Steaic.
Nhựa thông.
2.2.10 Chất phòng lão
Trong thời gian tồn trữ cũng nhƣ chế biến, một số loại cao su bị hủy hoại hay biến chất một phần do ánh sáng, nhiệt và một số kim loại làm biến chất cao su trong lúc tồn trữ và chế biến lâu ngày. Có hại nhƣng quan trọng nhất là sau khi lƣu hóa sản phẩm chịu tác động mãnh liệt của các tác nhân trong thời gian sử dụng, nhất là đối với các loại cao su có dây phân tử chƣa bão hòa.
Sự lão hóa cao su đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức khác nhau: biến màu, xuất hiện các vết nứt, biến cứng, chảy nhão, tính năng cơ lý giảm.
Các tác nhân gây lão hóa: Oxy, nhiệt, Ozon, ánh sáng và thời tiết,… Các chất phòng lão: dẫn xuất của amine, dẫn xuất của phenol.