Tuyến trùng hại dứa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo cây dứa cayenne in vitro sạch virus gây bệnh héo đỏ đầu lá (Trang 27 - 29)

Các loại tuyến trùng phổ biến

Tuyến trùng là nguyên nhân thường xuyên gây thiệt hại lớn thông qua phá hoại bộ rễ của cây. Theo Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải (2000) trên các vùng trồng dứa lớn có các loại tuyến trùng chủ yếu sau đây:

- Pratylenchulus brachyurus: đây là loài phá hoại mạnh nhất. Kết quả điều tra của Guerout cho thấy ở vụ dứa thứ 2, riêng loài này đã chiếm 75% động vật kí sinh ở rễ dứa.

- Meloidogyne incognita acaita: tương đối phổ biến đối với tất cả các loại đất trồng dứa nhưng chỉ gây tổn thất trên những vườn trước đó trồng cây lương thực, thực phẩm.

Ngoài ra còn có Helicotylenclus dihptera Cabb và Criconemoides onoeusis

nhưng tác hại không đáng kể.

Phòng trừ tuyến trùng

Xử lí đất trước khi trồng một cách hiệu quả như cày bừa đất trước khi trồng một tháng, tiêu diệt tất cả mọi tàn dư thực vật có trên đồng ruộng.

Vùng trồng dứa phải được luân canh với các cây trồng khác mà tuyến trùng hại dứa không có hoặc ít xuất hiện.

2.7. Bệnh héo do virus

Theo Sether và cộng sự (1998) [16], bệnh héo do virus (Mealybug wilt of pineapple- MWP) là bệnh gây thiệt hại ở nhiều khu vực trồng dứa trên thế giới. Bệnh biểu hiện đầu tiên trên các lá già nhất, sau đó đến các lá già và lá bên trên; các lá đỏ dần lên, vỏ lụa bung ra, lá kém trương nước, mép lá và đầu lá bị héo, hóa nâu và khô dần [13]. Tùy theo giống từ khi cây bị nhiễm bệnh tới khi biểu hiện triệu chứng mất từ 2 tuần đến 6 tháng. Nhiều cây con bị nhiễm trong vườn ươm không có dấu hiệu bệnh, sau một thời gian trồng mới biểu hiện. Bệnh trở nên nặng hơn khi cây ra hoa, nuôi quả và ở các mùa gốc.

Nguyên nhân gây bệnh

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một yếu tố tiềm tàng liên quan đến bệnh là virus. Một dạng closterovirus hình que gấp khúc được phân lập từ những cây có triệu chứng MWP ở Hawaii. Tuy nhiên sau đó những tiểu phần closterovirus cũng được tìm thấy ở cả cây dứa có và không có thể hiện triệu chứng trên phạm vi thế giới. Virus liên quan đến bệnh héo ở dứa (PMWaV) thực chất là phức hợp của 2 loại virus PMWaV-1 và PMWaV-2. Dựa vào các đặc điểm về di truyền, hai loại virus này được xếp vào họ

Closterovirus, loài Ampelovirus, giống Vinivirus [14]. Các phân tích về phát sinh loài ở trình tự gen cho thấy PMWaV-1 và PMWaV-2 có độ tương đồng trung bình 50%. PMWaV-2 liên quan rất mật thiết với virus gây bệnh cuốn lá ở nho (GLRaV-3) có độ tương đồng từ 64% - 72% thông qua 4 khung đọc (open reading frame-ORF) [14].

Tác nhân lây truyền bệnh

PMWaV-1 và PMWaV-2 được truyền bởi 2 loài rệp sáp: Dysmicoccus brevipes

(rệp màu hồng) và D. neobrevipes (rệp màu xám) [18]. Rệp sáp có kích thước khoảng 2 – 3 mm, mình phủ một lớp sáp để tự vệ. Rệp sáp bám vào các lá non, vào gốc là già, vào mắt quả, vào rễ cây để hút dịch cây. Rệp thực chất không chứa virus; chúng sống trên cây dứa nhiễm PMWaV và thu được virus. Rệp tiếp thu và truyền virus trong suốt quá trình dinh dưỡng. Không có kí chủ khác của virus được tìm thấy ngoài cây dứa mặc dù nhiều loài cỏ cũng là kí chủ của hai loài rệp này. Điều đó cho thấy cây dứa nhiễm PMWaV là nguồn chứa virus duy nhất cho rệp truyền sang các cây khác.

Kiến thường xuất hiện đồng thời với rệp tạo điều kiện thuận lợi cho rệp phát triển. Với sự che chở của kiến cùng chu kì sinh sản ngắn từ 35 – 45 ngày, rệp mắn đẻ và phát triển rất nhanh.

Cách phòng trị

Chọn giống kháng bệnh Lấy giống từ vùng ít bệnh

Chú trọng sản xuất cây con sạch bệnh.

Phòng chống kiến và rệp sáp qua việc bóc các lá vảy rồi khử con giống bằng thuốc trừ rệp sáp; phun định kì và phun kĩ các lô mới trồng vì thời gian đầu lá còn ít và nhỏ nên chỗ ẩn núp của kiến và rệp ít hơn.

Làm cỏ sạch, phủ bạt, khử đất trước khi trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo cây dứa cayenne in vitro sạch virus gây bệnh héo đỏ đầu lá (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)