Những thiệt hại trong kho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chế độ bảo quản chế phẩm Neem dạng viên nén để phòng trừ côn trùng hại kho (Trang 25 - 26)

Theo FAO, lƣợng mất mát trong dự trữ trên toàn thế giới chiếm khoảng 10%, tƣơng đƣơng 13 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm. Ở Châu Phi, thất thoát trong các trang trại khi bảo quản lên đến 25 - 40%. Trên thế giới khoảng 1000 loài côn trùng đƣợc xem là tác nhân phá hoại lƣơng thực dự trữ nhƣ: Rhyzoperthar dominica, Sitophilus granarius, S. oryza, S. zeamais and Corcyra Cephalonica… Mặc dù những biện pháp nhƣ cải tiến cấu trúc kho, ứng dụng những kỹ thuật vật lý và hoá học hiện đại nhƣng vẫn còn 10 – 30 % lƣơng thực bị tổn thất (Saxena, 1996).

Theo Bùi Công Hiển (1995), các nguyên nhân gây ra tổn thất trong kho là: con ngƣời, những yếu tố phi vi sinh nhƣ khí hậu, thời tiết, bụi, rác…, những yếu tố vi sinh vật nhƣ chim, chuột, nấm mốc…, trong đó côn trùng là đối tƣợng phá hoại nghiêm trọng nhất. Sự phá hoại của côn trùng đối với hàng hoá:

- Xuất hiện những chất cặn bã : tơ làm tổ, xác ấu trùng nhộng, chất thải của chúng.

- Côn trùng có thể là vật mang trên mình nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, là một nguồn gián tiếp sản sinh ra mycotoxin.

- Khi côn trùng hiện hiện với số lƣợng lớn tạo nên những “điểm nóng cục bộ” với nhiệt độ có thể lên đến 600C làm cho độ ẩm tăng lên theo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Côn trùng là đối tƣợng khó phòng trị nhất vì đa số các côn trùng hại kho có tuổi trƣớc sinh sản rất dài, ở tuổi này chúng phá hoại mạnh nhất, tuổi sinh sản thƣờng ngắn 2 - 3 ngày và giai đoạn thành trùng là giai đoạn ít tác hại nhất. Do có vòng đời ngắn nên rất dễ hình thành tính kháng thuốc đối với các loại thuốc hóa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chế độ bảo quản chế phẩm Neem dạng viên nén để phòng trừ côn trùng hại kho (Trang 25 - 26)