Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ BA kết hợp với IBA lên sự tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô ích cây tiêu bằng phương pháp cấy mô (Trang 37 - 39)

tạo mô sẹo từ lá:

Bảng 4.4 Thời gian xuất hiện mô sẹo của cây tiêu nuôi cấy từ mô lá

Nghiệm thức MS1 MS2 MS3 MS4 MS5 MS6 MS7 MS8 MS9 Ngày xuất hiện

MS (NSC)

13 11 13 17 17 10 16 7 16

Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung khi tăng hàm lƣợng IBA trong môi trƣờng nuôi cấy thì mô sẹo xuất hiện sớm hơn do sự kích thích phân chia tế bào của chất kích thích sinh trƣởng.

Môi trƣờng bổ sung 3mg/L BA + 1mg/L IBA (nghiệm thức MS8) xuất hiện mô sẹo sớm nhất vào ngày thứ 7 sau khi cấy, đồng thời mô sẹo phát triển rất tốt và có khả năng phát triển thành chồi.

Ngoài ra, ở các nghiệm thức MS5 và MS9 mô sẹo xuất hiện muộn hơn vào ngày thứ 17 và 16 sau cấy ở những nghiệm thức này mô sẹo cũng phát triển tốt và có khả năng phát triển thành chồi.

Nghiệm thức MS1 do môi trƣờng không có BA và IBA nên mô sẹo hình thành ít và nhanh thoái hoá, nghiệm thức này có mô sẹo vào ngày thứ 13.

MS2 và MS3 do không có BA nên nó kích thích tạo rễ nhiều hơn tạo mô sẹo nên các mẫu lá trong các nghiệm thức này lần lƣợt sau 11 và 13 ngày mô sẹo hình thành ít đồng thời có rễ phát triển.

Sau 17 ngày nuôi cấy nghiệm thức MS4 (1mg/L BA + 0mg/L IBA) mới xuất hiện mô sẹo, trễ hơn nghiệm thức MS7 (3mg/L BA + 0mg/L IBA) một ngày do trong môi trƣờng của nghiệm thức MS7 có hàm lƣợng BA cao hơn nghiệm thức MS4.

Bảng 4.5 Bảng trọng lƣợng tƣơi của mô sẹo và hệ số tăng trƣởng của mô sẹo vào ngày

thứ 45 sau cấy Nghiệm thức TLMS (gam) HSTTMS MS1 MS2 MS3 MS4 MS5 MS6 MS7 MS8 MS9 0.084a 0.077a 0.09a 0.096a 0.367c 0.17b 0.072a 0.42d 0.393d 0.005bc 0.003ab 0.007cd 0.009d 0.047f 0.025e 0.0009a 0.051g 0.049fg ANOVA ** **

Ghichú ** là khác biệt rất có ý nghĩa

Trong cùng một cột các số tận cùng không cùng một chữ khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0.01.

NT: nghiệm thức

TLMS: trọng lƣợng tƣơi của mô sẹo HSTTMS: hệ số tăng trƣởng của mô sẹo

Kết quả thí nghiệm cho thấy trọng lƣợng mô sẹo và hệ số tăng trƣởng mô sẹo giữa các nghiệm thức khác biệt rất có nghĩa về mặt thống kê ở mức P ≤ 0.01.

Bảng 4.5 cho thấy môi trƣờng cho kết quả trọng lƣợng mô sẹo và hệ số tăng trƣởng mô sẹo cao nhất là môi trƣờng có 3mg/L BA + 1mg/L IBA (nghiệm thức MS8), tiếp đó là môi trƣờng 3mg/L BA + 2mg/L IBA (nghiệm thức MS9) và môi trƣờng 1mg/L BA + 1mg/L IBA (nghiệm thức MS5) cũng cho kết quả rất tốt.

Kết quả về chỉ tiêu TLMS: Nghiệm thức MS8 và MS9 cho TLMS không khác biệt nhau (lần lƣợt là 0.42g và 0.393g), nhƣng khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức MS5 cho chỉ tiêu TLMS cũng khá cao (0.367g), nghiệm thức MS6 cho chỉ tiêu TLMS là 0.17g. Các nghiệm thức MS1, MS2, MS3, MS4, và MS7 cho chỉ tiêu TLMS rất thấp (theo thứ tự lần lƣợt là 0.084g, 0.077g, 0.09g, 0.096g và 0.072g) và các nghiệm thức này cho kết quả không khác biệt về mặt thống kê. Kết quả về chỉ tiêu HSTTMS: Nghiệm thức MS8 cho kết quả cao nhất (0.051), kết quả này không sai khác với nghiệm thức MS9 (0.049) về mặt thống kê, nhƣng nghiệm thức MS8 lại khác biệt rất có ý với các nhiệm thức còn lại. Nghiệm thức MS5 (0.047) cho kết quả không sai khác so với nghiệm thức MS9, nhƣng nghiệm thức này lại khác biệt rất có ý nghĩa với nghiệm thức MS8. Các nghiệm thức MS1, MS2, MS3, MS4, MS6 và MS7 cho kết quả thấp mặc dù các nghiệm thức này sai khác với nhau theo thứ tự các nghiệm thức này cho các kết quả nhƣ sau: 0.005, 0.003, 0.007, 0.009, 0.025 và 0.0009.

Các nghiệm thức MS1, MS2, MS3 tạo mô sẹo rất kém và các mẫu có sự xuất hiện rễ do tác dụng kích thích tạo rễ của IBA.

Ở nghiệm thức MS7 chúng tôi nhận thấy mô sẹo hình thành rất kém, sau khi cấy khoảng một tuần thì các mẫu hoá vàng và một số mẫu bị chết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô ích cây tiêu bằng phương pháp cấy mô (Trang 37 - 39)