Tổ hợp phím điều khiển lịch sử lệnh

Một phần của tài liệu Tự học sử dụng Linux (Trang 61 - 63)

4 Làm quen với hệ thống tập tin ext3fs

3.3 Tổ hợp phím điều khiển lịch sử lệnh

Phím Phản ứng của hệ thống

<↑> hoặc <Ctrl>+<P> Chuyển tới (gọi vào dòng lệnh) câu lệnh trước trong danh sách (di chuyển ngược lại danh sách) <↓> hoặc <Ctrl>+<N> Chuyển tới câu lệnh tiếp theo trong danh sách

(di chuyển theo danh sách)

<PgUp> Chuyển tới câu lệnh đầu tiên trong danh sách lịch sử lệnh

<!>, <N> Thực hiện (không cần nhấn <Enter> câu lệnh thứ n trong danh sách

<!>, <->, <N> Thực hiện câu lệnh thứ n tính từ cuối danh sách <!>,dòng_ký_tự Thực hiện dòng lệnh, có phần đầu trùng với

dòng_ký_tự. Việc tìm dòng lệnh cần thiết sẽ được thực hiện từ cuối tập tin lịch sử và dòng lệnh đầu tiên tìm thấy sẽ được thực hiện

<Ctrl>+<O> Cũng giống như nhấn phím <Enter>, sau đó hiển thị câu lệnh tiếp theo trong lịch sử lệnh

tạm chúng trong bộ nhớ (cache). Nếu ngắt nguồn điện thì những thay đổi này sẽ không được lưu và sẽ bị mất, đôi khi có thể dẫn đến không khởi động được máy trong lần sau. Do đó cần biết dừng hệ thống một cách đúng đắn trước khi tắt máy. Công việc này do câu lệnh (chương trình)shutdownđảm nhiệm.

Chỉ có người dùngrootmới có thể thực hiện câu lệnhshutdownnày6, do đó bạn cần đăng nhập vào hệ thống dưới tên người dùng này, hoặc dùng câu lệnh

suđể có đủ quyền tương ứng. Câu lệnhshutdowncó cú pháp như sau:

[root]# shutdown <tùy_chọn> <thời_gian> <dòng_thông_báo>

Ghi chú: Rất có thể khi chạy lệnh, bạn sẽ nhận được câu trả lời “bash: shutdown: command not found”. Điều đó có nghĩa là bash không biết tìm chương trình ở đây. Trong trường hợp đó bạn cần nhập vào đường dẫn đầy đủ đến chương trình, ở đây là

/sbin/shutdown, vì tập tin chương trình củashutdownnằm tại/sbin.

Thường sử dụng hai trong số các tùy chọn của chương trìnhshutdown:

ˆ -h – dừng hoàn toàn hệ thống (halt, sẽ tắt máy)

ˆ -r – khởi động lại hệ thống (reboot).

Tham sốthời_giandùng để “hẹn giờ” thực hiện câu lệnh (không nhất thiết phải thực hiện câu lệnh ngay lập tức). Thời gian hẹn giờ được tính từ lúc nhấn phím <Enter>. Ví dụ, nếu bạn muốn khởi động lại sau 5 phút thì hãy nhập vào câu lệnh:

[root]# shutdown -r +5

Câu lệnh này có nghĩa là “dừng hệ thống sau 5 phút và khởi động lại sau khi hoàn thành công việc”. Đối với chúng ta thì tạm thời câu lệnh sau sẽ thích hợp hơn:

3.6 Trợ giúp khi dùng Linux 53

[root]# shutdown -h now

Câu lệnh này sẽ tắt máy ngay lập tức. Tương đương với câu lệnh này là lệnh

halt. Sau khi nhấn tổ hợp phím “nổi tiếng” <Ctrl>+<Alt>+<Del> trên Linux sẽ thực hiện các hành động tương tự với lệnh

[root]# shutdown -r now

Bằng cách này cũng có thể tắt máy, nhưng cần ngắt nguồn điện trong khi hệ thống bắt đầu khởi động lại.

3.6 Trợ giúp khi dùng Linux

Như vậy là bạn đọc đã kết thúc phiên làm việc đầu tiên với HĐH Linux và tôi mong rằng bạn chưa cần trợ giúp trong một tình huống nào đó. Tác giả cũng mong cuốn sách này sẽ thực hiện vai trò trợ giúp trong thời gian đầu tiên này, nhưng có thể nó không giải quyết được tất cả những vấn đề của bạn. Vì thế tác giả sẽ đưa ra ngay lập tức những nguồn thông tin khác. Nhưng tôi sẽ phải “đi trước” kể về cách nhận thông tin trợ giúp trong giao diện đồ hoạ (X Window). Tác giả coi cách giải quyết này là đúng vì người dùng cần biết trước cách thoát khỏi những trường hợp khó khăn.

3.6.1 Các nguồn thông tin trợ giúp

Nếu rơi vào tình huống mà bạn không biết phải làm gì để có được kết quả mong muốn, thì tốt nhất hãy tìm trợ giúp ở ngay trong hệ thống. Các phiên bản Linux có hàng nghìn trang tài liệu ở dạng tập tin, do đó câu trả lời cho câu hỏi của bạn đã nằm trong lòng bàn tay. Có một vài nguồn độc lập chứa thông tin về hầu hết các mặt của hệ thống Linux:

ˆ các trang trợ giúpman ˆ trợ giúp siêu văn bản info ˆ tài liệu đi kèm với phần mềm

ˆ HOWTO và FAQ của dự án The Linux Document Project (http://www. tldp.org)

ˆ câu lệnh locate

Cần nói ngay lập tức là phần lớn thông tin từ những nguồn này bằng tiếng Anh. Các dự án dịch chúng sang tiếng Việt còn chưa được tổ chức hoặc còn chưa được hoàn chỉnh. Do đó chúng ta sẽ xem xét từng nguồn thông tin này một cách cụ thể hơn.

3.6.2 Các trang trợ giúpman

Như đã nói ngắn gọn ở trên về câu lệnhman, bằng câu lệnh này người dùng trong hình huống khó khăn luôn luôn có thể tìm trợ giúp về bất kỳ câu lệnh nào của hệ thống, về định dạng tập tin, và về các gọi hệ thống(system call). Đây là cách nhận trợ giúp chính trong tất cả các hệ thống UNIX. Các trang trợ giúpmanchia thành các phần sau:

Một phần của tài liệu Tự học sử dụng Linux (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)